Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 28/03/2022 - 19:20
(Thanh tra) - Đại biểu Quốc hội chuyên trách nhấn mạnh cần có quy định khen thưởng cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; cũng như chú trọng khen thưởng với người lao động trực tiếp.
“Có rất nhiều biện pháp để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, nhưng tôi cho rằng biện pháp khen thưởng là biện pháp thiết thực và có nhiều yếu tố tích cực”, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nói
Ngày 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, cho ý kiến, thảo luận Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Tránh “đường sữa thì phát từ trên phát xuống, cày cuốc thì phát từ dưới phát lên”
Nêu ý kiến về Dự án Luật Thi đua, khen thưởng, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nhất trí quy định về tiêu chuẩn với huân chương lao động các hạng, nhất, nhì, ba. Tuy nhiên, nữ đại biểu thấy “chưa có quy định nào đề cập đến những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”.
Bà Hoa cho rằng cần phải thể chế hóa thành văn bản luật các chủ trương này, nhất là trong bối cảnh một số cán bộ, đảng viên đang có dấu hiệu “chùng xuống”, không dám làm gì chứ chưa nói đến dám chịu trách nhiệm.
“Có rất nhiều biện pháp để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, nhưng tôi cho rằng biện pháp khen thưởng là biện pháp thiết thực và có nhiều yếu tố tích cực”, bà Hoa nhấn mạnh.
Đồng tình với đại biểu Hoa, đại biểu Bùi Hoài Sơn (TP Hà Nội) nhấn mạnh thêm việc khen thưởng với người lao động trực tiếp. Theo ông, luật hiện hành tuy đã quy định nhưng chưa cụ thể, tiêu chuẩn chung chung… nên tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp còn thấp; dẫn đến việc “đường sữa thì phát từ trên phát xuống, cày cuốc thì phát từ dưới phát lên”.
Dự thảo luật lần này đã bổ sung đối tượng khen thưởng huân chương lao động các hạng; bằng khen của Thủ tướng; bằng khen của bộ, ban, ngành có nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp, doanh nhân….
Bày tỏ quan điểm tán thành, ông Sơn nhận định, khi các quy định mới về thi đua khen thưởng với người lao động trực tiếp đi vào cuộc sống sẽ động viên, khích lệ cả tinh thần và vật chất để họ cống hiến nhiều hơn nữa.
“Sự kiện thể thao, không được nghe Quốc ca đặt ra rất nhiều vấn đề”
Góp ý vào Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành bổ sung quy định “việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.
Theo đại biểu Lê Minh Nam (Hậu Giang), vừa qua, có một số vụ việc liên quan Quốc ca trên không gian mạng như ngắt tiếng khi phát Quốc ca trên Facebook, YouTube, khiến dư luận bức xúc, ảnh hưởng hình ảnh cũng như thể diện quốc gia.
Hay trên trang bán hàng của Amazon có đăng bán thảm chùi chân có hình Quốc kỳ Việt Nam. Mô tả còn nói rõ thảm đặt trong nhà, ngoài trời, trước cửa... “Việc xúc phạm Quốc kỳ Việt Nam là không thể chấp nhận được”, ông Nam nói và cho rằng những vụ việc như thế cần có giải pháp khắc phục.
Dưới góc độ bản quyền, theo đại biểu Nam, nếu chưa có quy định cụ thể về quyền tác giả và các quyền liên quan thì có thể xảy ra việc nhân danh sáng tạo nghệ thuật hoặc lợi dụng quyền tác giả, quyền liên quan để ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca thông qua.
Từ đó, đại biểu Nam cho rằng bổ sung quy định là cần thiết nhằm giữ gìn tính pháp lý, tính tôn nghiêm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, đáp ứng yêu cầu phổ biến trong nhân dân, hội nhập quốc tế và thực tiễn.
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) thì nêu băn khoăn liệu phương án có giải quyết được vấn đề đang đặt ra hay không.
“Vừa rồi qua sự kiện thể thao, chúng ta không được nghe Quốc ca nên đặt ra rất nhiều vấn đề. Rà soát lại cho thấy lỗ hổng khá lớn, đó là, cho đến bây giờ chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca ngoài văn bản quy định từ năm 1957. Đây là lỗ hổng chưa hoàn thiện cơ chế pháp lý”, ông Long nói.
Đại biểu đoàn Đồng Nai đề nghị luật nên giao Chính phủ quy định chi tiết việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Giải trình thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca hiện được điều chỉnh trong nhiều văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, các luật chuyên ngành khác. Mỗi luật quy định theo phạm vi điều chỉnh riêng. Vì vậy, nội dung Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca bổ sung trong luật này là về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ cũng có quyết định liên quan đến việc phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
2 dự án luật trên dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3, khai mạc vào tháng 5 tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại quảng trường Nghĩa trang Liệt sỹ A1, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội tư vấn việc làm, học nghề tỉnh Điện Biên năm 2024.
Trần Kiên
21:14 22/11/2024(Thanh tra) - Chiều nay 22/11, HĐND huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Trần Trung
17:51 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Trần Trung
11:43 22/11/2024Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà