Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 28/03/2022 - 09:40
(Thanh tra) - Cơ bản thống nhất với sự cần thiết bổ sung quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca vào Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng Thường trực Ủy ban Pháp luật chỉ ghi nhận một phần ý kiến.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 28/3, đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Dự án luật này đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp họp thứ 2 (tháng 10/2021), dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).
So với dự thảo được trình tại Kỳ họp thứ 2, dự thảo lần này đã bổ sung quy định liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Chính phủ đề nghị cần có quy định chặt chẽ hơn về việc cho phép khai thác, sử dụng và phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca trong đời sống xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng.
Điều này nhằm vừa bảo đảm tính pháp lý, giữ gìn sự trang trọng, tôn nghiêm của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, vừa đáp ứng nhu cầu phổ biến đến nhân dân, hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn.
Qua nghiên cứu, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản thống nhất với sự cần thiết bổ sung quy định này.
“Tuy nhiên, về nội dung cụ thể Chính phủ đề nghị bổ sung trong dự thảo luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy quy định “việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca theo quy định của pháp luật;” là nguyên tắc chung trong áp dụng pháp luật, hơn nữa cũng không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ nên đề nghị không bổ sung vào Điều 7”, ông Tùng nói.
Ghi nhận một phần ý kiến của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.
Chính phủ đề nghị bổ sung vào khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định: “Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được làm ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.
Ông Tùng cũng cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành phương án không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Một số ý kiến khác tán thành thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này và đề nghị quy định lộ trình thực hiện.
“Tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội, nội dung này xin được giữ như quy định của luật hiện hành”, ông Tùng nói.
Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi
Trong phát biểu khai mạc hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi; bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hóa và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ… đã sớm được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đề ra.
Dù là luật sửa đổi, bổ sung nhưng có đến hơn 100 điều của luật hiện hành phải sửa đổi; đồng thời, còn điều chỉnh một số quy định tại 4 luật khác có liên quan.
Theo ông Vương Đình Huệ, việc ban hành luật này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Để đảm bảo chất lượng của dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến chú trọng vào 5 nội dung.
Đó là, giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước; thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; bổ sung quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; nội dung cụ thể trong các nhóm vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; xử lý về kỹ thuật lập pháp, bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa dự thảo luật này và các Luật Hải quan, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Giá…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 30/4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nhật Huyền
(Thanh tra) - Đúng vào dịp kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 28 năm kể từ ngày trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (1997 – 2025), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Đà Nẵng vinh dự được Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất ghi nhận những đóng góp to lớn của Đà Nẵng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ngọc Phó
LHC
Báo Thanh tra
Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu
Bùi Bình
Hương Trà
Lê Hữu Chính
PV
LHC
Bùi Bình - Đinh Thùy
Nhật Huyền
Chu Tuấn
Ngọc Phó