Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao

Thứ ba, 17/05/2016 - 08:29

(Thanh tra)- Tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp (DN) trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đang ngày một gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các KCN, KCX cũng như tăng trưởng của các địa phương. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các DN trong KCN, KCX.

DN trong các KCN, KCX đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Quang Minh

Số liệu thống kê cho thấy, tại các KCN, KCX trên cả nước, số lao động đã qua đào tạo từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 12%, công nhân kỹ thuật trình độ trung cấp nghề trở lên chiếm 17,2%, số còn lại 70,8% là lao động phổ thông.

Hầu hết các DN tuyển công nhân chưa qua đào tạo, sau đó tổ chức đào tạo một số ngày ngay tại dây chuyền sản xuất theo kiểu “cầm tay chỉ việc” và tiếp tục vừa làm vừa học tại dây chuyền sản xuất. Mặt khác, kỹ năng làm việc của lao động đã qua đào tạo cũng không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đa số lao động có chuyên môn kỹ thuật khi được tuyển dụng đều được DN đào tạo lại, bổ sung kỹ năng mới.

Có thể nói, chất lượng nguồn lực thực sự cấp thiết hiện nay khi các KCN, KCX trên cả nước có nhu cầu tuyển dụng lao động không ngừng tăng.

Theo Ban Quản lý các KCN, KCX TP Hồ Chí Minh (Hepza), với 500 DN đang hoạt động tại đây, nhu cầu tuyển dụng lao động trong khu vực này trong năm 2016 là hơn 25.000 người, trong đó nhu cầu tuyển mới phục vụ mở rộng sản xuất là hơn 14.500 người, nhu cầu tuyển để thay thế lao động nghỉ việc gần 10.800 người.

Tại Hải Phòng, các dự án đầu tư vào các KCN trong thời gian qua đã sử dụng khoảng 45.000 lao động, trong đó đội ngũ quản lý gần 5.500 người, lao động kỹ thuật gần 8.000 người, còn lại hơn 30.000 lao động phổ thông chưa qua đào tạo, tỷ lệ của đối tượng lao động này lên tới trên 65%. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động, nhiều cơ sở dạy nghề đã “bắt tay” với DN để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các KCN, KCX của thành phố, và đây được coi là phương thức nâng cao tay nghề hiệu quả nhất, đáp ứng chất lượng nguồn lực ổn định, đúng chuyên môn theo yêu cầu của từng DN.

Ông Ngô Chí Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN Hà Nội cho biết, hiện tại số lao động làm việc tại các KCN của Hà Nội trên 14 vạn người, trong đó 15,35% số lao động có trình độ đại học và cao đẳng; 11,20% lao động có trình độ trung cấp nghề, còn lại hơn 73% là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Quy hoạch dự kiến của Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, toàn thành phố sẽ có 33 KCN, KCX đi vào hoạt động. Bình quân, mỗi năm các KCN của Hà Nội giải quyết việc làm cho 7.000 - 10.000 lao động, trong đó sẽ cần đến một số lượng lớn lao động có trình độ.

Theo TS Lê Đăng Doanh, nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng lao động thì việc phát triển nguồn nhân lực là việc làm rất quan trọng trong các KCN, KCX. Tình trạng căng thẳng về nguồn nhân lực cho các DN trong KCN, KCX ngày một gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các KCN, KCX cũng như tăng trưởng của các địa phương. “Do đó, Chính phủ cần sớm có những giải pháp để ổn định và thu hút nguồn nhân lực cho các DN trong KCN, KCX” - TS Lê Đăng Doanh kiến nghị.

Nhiều chuyên gia khuyến nghị: Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cần hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhân lực; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo những ngành nghề có nhu cầu cao và cấp thiết.

Quang Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm