Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề được đầu tư trong giai đoạn đầu

Thứ sáu, 11/12/2020 - 18:00

Tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập là trên 4.139 tỷ đồng

Thiết bị dạy nghề hiện đại hỗ trợ hiệu quả cho công tác dạy nghề. Ảnh minh họa (nguồn internet)

Việc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề được tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn đầu của Đề án (từ 2010-2012). Đến năm 2013, 2014, một số các cơ sở dạy nghề đang đầu tư dở dang đã được UBND tỉnh, thành phố bố trí một phần kinh phí từ Đề án để hoàn thành đầu tư.

Trong 5 năm (2010-2014), tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập là trên 4.139 tỷ đồng, trong đó:

Trung ương hỗ trợ 3.147,15 tỷ đồng, chiếm 58,58% tổng kinh phí Trung ương hỗ trợ thực hiện Đề án và bằng 80,6% dự kiến kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề tại Đề án (3.905 tỷ đồng).

Các địa phương bố trí gần 1.000 tỷ đồng kinh phí từ ngân sách địa phương hoặc lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh, bằng 31,8% kinh phí Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (3.139 tỷ đồng).

Đã có 623 cơ sở dạy nghề công lập được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, gồm 357 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện; 100 trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; 8 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ; 6 trường cao đẳng nghề; 74 trường trung cấp nghề; 13 trung tâm giới thiệu việc làm; 17 trung tâm giáo dục lao động xã hội và 48 trung tâm công lập khác có tham gia dạy nghề, trong đó: 612 cơ sở dạy nghề (98,2%) được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đã tích cực tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, còn 11 cơ sở của 7 tỉnh/thành phố (Cao Bằng, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Định, Bình Phước, Bến Tre) được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề chưa đi vào hoạt động (chiếm 1,8%).

Từ năm 2016, việc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hầu như không thực hiện, các địa phương tập trung vào hoạt động rà soát, điều chuyển thiết bị đào tạo từ cơ sở không có nhu cầu sử dụng, sử dụng không hiệu quả, ít sử dụng sang cho các cơ sở đào tạo đang có nhu cầu giảng dạy. Theo báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn 2016 – 2019, có 8 địa phương bố trí kinh phí để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, chiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang đầu tư dở dang để hoàn thiện, đưa vào hoạt động. Tổng kinh phí hỗ trợ là 125 tỷ đồng.

Như vậy, về cơ bản, hầu hết các cơ sở dạy nghề được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đều tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, do các cơ sở được hỗ trợ đầu tư từ năm đầu thực hiện Đề án, nên khó tránh khỏi những lúng túng trong đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị đào tạo nghề. Cùng với đó là sự thay đổi cơ cấu, quy hoạch ngành nghề tại một số địa phương, điều này đã dẫn tới tình trạng thiết bị dạy nghề tại số ít cơ sở đào tạo nghề sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. Sau công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương và các đoàn thanh tra, kiểm toán, phản ánh của cơ quan báo chí, đã có những chỉ đạo để điều chỉnh, khắc phục, điều chuyển thiết bị từ cơ sở đào tạo sử dụng chưa hiệu quả sang cơ sở đào tạo đang có nhu cầu sử dụng trang thiết bị đào tạo nghành nghề đó để đảm bảo sử dụng có hiệu quả và phát huy hiệu quả cao hơn.

Liên Liên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm