Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ ba, 16/06/2020 - 17:41
(Thanh tra) - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, sau 27 năm thực hiện giảm nghèo, Việt Nam cơ bản đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như quy định về chuẩn nghèo đã bộc lộ một số nội dung lạc hậu, bất cập.
Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn mới sẽ hướng tới hỗ trợ người dân giảm nghèo bền vững. Ảnh minh họa: Internet
Tiêu chí thu nhập chưa phản ánh đúng thực trạng nghèo
Qua báo cáo đánh giá chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 cho thấy, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đã bước đầu phân loại được mức độ nghèo giữa các vùng, miền. Phương pháp, công cụ, quy trình rà soát hộ nghèo bảo đảm tính khách quan, dễ nhận diện đối tượng.
Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đã bước đầu phân loại được mức độ nghèo giữa các vùng, miền; phương pháp, công cụ, quy trình rà soát hộ nghèo bảo đảm tính khách quan, dễ nhận diện đối tượng.
Cùng với thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỷ lệ nghèo cả nước đã giảm từ 9,88% (năm 2015) xuống còn 3,75% (năm 2019), bình quân giảm 1,53%/năm, đạt vượt so với mục tiêu đề ra là 1-1,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều có xu hướng giảm mạnh hơn trong tổng số tỷ lệ hộ nghèo chung, từ 24,4% (năm 2015) xuống còn 6,83% (năm 2019). Số lượng hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản được giảm mạnh sau 4 năm (đặc biệt là số lượng hộ nghèo thiếu hụt chỉ số nhà tiêu hợp vệ sinh, chỉ số nước hợp vệ sinh, chỉ số chất lượng nhà ở giảm từ 40-50%)…
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 đã bộc lộ nhiều nội dung lạc hậu, bất cập sẽ không còn phù hợp với việc triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội của giai đoạn 2021-2025.
Điển hình, chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập được duy trì trong 5 năm liên tục không cập nhật chỉ số giá, do đó chưa phản ánh chính xác thực trạng nghèo trong giai đoạn tới; hộ nghèo được tách thành 2 nhóm: hộ nghèo về thu nhập và hộ nghèo về thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, chưa phù hợp với phương pháp luận, bản chất nghèo đa chiều được áp dụng chung.
Bên cạnh đó, một số chỉ số đo lường tiếp cận nghèo đa chiều chưa cụ thể, chưa định lượng nên khó xác định khi thực hiện hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn tới như chỉ số về tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độ giáo dục của người lớn, nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông; chưa xác định rõ giải pháp tác động đối với nhóm hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của các địa phương…
Chính vì vậy, trước yêu cầu xây dựng và triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với bối cảnh mới của giai đoạn 2021-2025, cần thiết phải xây dựng, ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia mới theo hướng kế thừa những điểm tích cực, thành công; khắc phục những nội dung lạc hậu, tồn tại, vướng mắc của chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 -2020.
Hỗ trợ toàn diện, bao trùm cho người nghèo
Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, tiếp cận chuẩn nghèo là căn cứ đo lường, giám sát mức độ thiếu hụt thu nhập và các dịch vụ xã hội của người dân một cách khách quan, cùng với việc thực hiện đồng bộ các chính sách khác để giảm nghèo hiệu quả trong giai đoạn vừa qua. Chỉ số giá trong giai đoạn 2016 - 2020 tại thời điểm hiện nay được đánh giá là thấp, không phản ánh khách quan thực trạng nghèo theo thời gian.
Bộ LĐTB&XH đang xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.
Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo cho biết, chuẩn nghèo đa chiều quốc gia mới sẽ tập trung điều chỉnh, nâng tiêu chí về thu nhập bằng chuẩn mức sống tối thiểu tính tại thời điểm năm 2020; bổ sung chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm; sửa đổi, bổ sung các chỉ số đo lường các chiều thiếu hụt về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin và người phụ thuộc trong hộ gia đình; hộ nghèo phải đáp ứng cả 2 tiêu chí thiếu hụt về thu nhập và các chiều dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm phù hợp với phương pháp luận, bản chất nghèo đa chiều.
Theo đề xuất, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025 sẽ thay đổi. Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo ở khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga