Theo dõi Báo Thanh tra trên
Khoa Lê
Thứ sáu, 09/12/2022 - 06:35
(Thanh tra)- Hơn 16 năm nay, hàng trăm gia đình là người đồng bào RagLai ở xã Phước Thắng, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận mòn mỏi chờ ngành chức năng bố trí đất sản xuất, sau khi chấp hành chủ trương di dời để nhường đất cho dự án hồ thủy lợi Sông Sắt.
Nguyên nhân bà con đồng bào RagLai ở xã Phước Thắng chưa nhận đất là do đất xấu, xa nguồn nước, xa khu dân cư. Ảnh: Khoa Lê
Những ngày đầu tháng 12, chúng tôi đã về 4 thôn Ma Ty, Ma Oai, Chà Đung và Ha Lá Hạ để ghi nhận thực tế vấn đề trên.
Tại các thôn, bà con cho biết, vào năm 2005, hơn 160 hộ dân chấp hành chủ trương di dời để nhường đất thực hiện dự án hồ thủy lợi Sông Sắt. Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn chưa nhận được đất mới để sản xuất.
Bà Chamaléa Thị Hinh (ở thôn Ma Oai) cho biết, gia đình có 5 nhân khẩu. Lúc trước tại khu vực lòng hồ Sông Sắt, gia đình bà canh tác hơn 1ha trồng đủ các loại cây như: Mít, xoài, bắp, lúa… thu nhập ổn định và có của ăn, của để.
“Đến bây giờ hơn 16 năm, gia đình tôi vẫn chưa được cấp đất mới, không có đất sản xuất nên mọi người trong gia phải đi làm thuê, làm mướn cho người ta kiếm tiền trang trải cuộc sống hằng ngày. Cuộc sống giờ vất vả lắm, mong sớm nhận được đất để sản xuất, làm ăn”, bà Hinh bộc bạch.
Cách nhà bà Hinh khoảng 500m là nhà ông Mai Thấm. Ông Thấm cho biết, ngành chức năng giao cho gia đình ông 6 sào (6.000m2) đất tại địa bàn xã Phước Chính. do đất toàn đá nên không thể trồng các cây ngắn ngày như lúa, bắp, khoai mì...
Ông Thấm nói: “Giao 6 sào đất chỉ nói miệng chưa thấy văn bản gì. Đất xấu nên đó giờ cũng không thể canh tác gì được”.
Còn ông Mai Văn Duối, nguyên Chủ tịch UBND xã Phước Thắng (giai đoạn 1999 - 2004 và giai đoạn 2004 - 2009) cho biết, chính sách hỗ trợ tái định canh thực hiện dự án hồ thủy lợi Sông Sắt, theo tiêu chuẩn mỗi khẩu được cấp 2.000m2 đất sản xuất. Đến nay mới chỉ cấp đất cho 1 khẩu/1.000m2.
“Tình trạng thiếu đất sản xuất là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ hộ nghèo của xã Phước Thắng tăng và cao nhất huyện Bác Ái”, ông Duối nói thêm.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Hoàng Văn Đặng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bác Ái cho biết, hiện tại còn hơn 160 hộ vẫn chưa nhận đất, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quỹ đất xã Phước Thắng thiếu, một số diện tích đất xấu, xa nguồn nước, xa khu dân cư.
“Đối với các hộ dân chưa nhận đất sản xuất, huyện lồng ghép nhiều nguồn vốn, chương trình như 30a, 35, nông thôn mới, hỗ trợ giống cây trồng, bò… để bà con cải thiện thu nhập”, ông Đặng nói thêm.
Tại buổi tiếp xúc cử tri xã Phước Thắng vào tháng 9/2022, ông Mẫu Thái Phương, Bí thư Huyện ủy Bác Ái cho biết, để tránh tình trạng người dân trở lại làng cũ sinh sống, huyện Bác Ái đã kiến nghị UBND tỉnh Ninh Thuận thu hồi các diện tích đất đã cấp cho các doanh nghiệp và Trường Đại học Lâm Nghiệp sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả để giao lại cho địa phương quản lý.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu