Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoạt động bổ trợ tư pháp đã đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Thái Hải

Thứ hai, 26/12/2022 - 22:37

(Thanh tra) - Thông tin từ cuộc họp báo quý IV/2022 của Bộ Tư pháp vào chiều 26/12 cho thấy, công tác tư pháp năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Toàn cảnh họp báo của Bộ Tư pháp. Ảnh: TH

Trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, với sự tham mưu trực tiếp, trách nhiệm của Bộ Tư pháp và tổ chức pháp chế, các bộ, ngành đã giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua 12 luật, 6 nghị quyết quy phạm pháp luật, trong đó, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phòng chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế.

Chất lượng thẩm định văn bản tiếp tục được nâng cao; tiến độ được đẩy nhanh hơn. Bộ Tư pháp đã thẩm định 283 dự thảo; tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định 521 dự thảo; các sở tư pháp thẩm định gần 5.000 dự thảo và trên 2.800 dự thảo do các phòng tư pháp thẩm định.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát yêu cầu đời sống thực tiễn. Hội đồng Phối hợp Phổ biến Giáo dục Pháp luật Trung ương và các địa phương đã tổ chức được nhiều hoạt động, có hiệu quả tích cực.

Kết quả thi hành án dân sự xong về tiền đạt trên 75.000 tỷ đồng, tăng trên 64% so với năm 2021, trong đó, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt khoảng 16.000 tỷ đồng, tăng gần 12.000 tỷ đồng so với năm 2021; số tiền thi hành án đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng cũng tăng gần 24% so với năm 2021.

Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đến nay đã có hơn 58,3 triệu dữ liệu hộ tịch các loại; duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bên cạnh đó, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Tư pháp tiếp tục được khai thác và sử dụng hiệu quả, đặc biệt là cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với hơn 58 triệu dữ liệu hộ tịch các loại, bao gồm: Hơn 36 dữ liệu đăng ký khai sinh (trong đó có hơn 8,1 triệu trường hợp trẻ em được đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân thông qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư); hơn 8 triệu dữ liệu đăng ký kết hôn; gần 6,1 triệu trường hợp đăng ký khai tử và hơn 7,8 triệu dữ liệu đăng ký các sự kiện hộ tịch khác.

Hoạt động bổ trợ tư pháp đã đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với gần 8,9 triệu hợp đồng, giao dịch được công chứng, trên 24.000 cuộc bán đấu giá thành và các luật sư đã thực hiện hơn 115.000 vụ việc (tăng 65,6% so với năm 2021), qua đó giúp bảo đảm an toàn pháp lý, trật tự an toàn xã hội, thu hút đầu tư và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước...

Tại cuộc họp báo, các nhà báo đã đặt câu hỏi về nhiều vấn đề như thực hiện đăng ký hộ tịch trên môi trường điện tử; về cơ sở dữ liệu hộ tịch, một số vấn đề liên quan đến công tác thi hành án dân sự…

Theo đó, ông Nguyễn Thanh Hải - Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực cho biết, trước đó, Bộ Tư pháp đã ban hành quyết định bãi bỏ 37 thủ tục, không yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy để làm thủ tục hành chính.

Theo ông Hải, Bộ Công an đã có hướng dẫn 7 phương thức để người dân dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính khi bỏ sổ hộ khẩu. "Các hướng dẫn đó rất cụ thể và chi tiết. Khi bỏ sổ hộ khẩu thì người dân áp dụng các phương thức của Bộ Công an", ông Hải nói.

Đại diện Bộ Tư pháp cũng đã chủ động phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan triển khai thí điểm 2 dịch vụ công liên thông: Đăng kí khai sinh - Đăng kí thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng kí khai tử - Xóa đăng kí thường trú - Trợ cấp mai táng phí tại Hà Nội và tỉnh Hà Nam.

"Về cơ bản, sự kết nối giữa dữ liệu cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (Bộ Tư pháp) và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (do Bộ Công an quản lý) đã sẵn sàng chia sẻ, kết nối. Chúng tôi cũng đã kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu khác", ông Hải thông tin.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm