Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 18/06/2017 - 10:50
Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Khánh Hòa vừa công bố danh sách các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh đã được chủ đầu tư đem thế chấp ngân hàng. Danh sách này bao gồm: 8 dự án khu đô thị và hơn 20 khu biệt thự sinh thái, trong đó có nhiều dự án được quảng cáo rầm rộ trong thời gian qua.
(Ảnh minh hoạ).
Theo bản danh sách, tại dự án Khu biệt thự Ocean View Nha Trang đã bị chủ đầu tư là Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Thiên Nhân II thế chấp 39 lô đất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Bình Thạnh, TPHCM. Các lô đất đã được chủ đầu tư đem thế chấp ngân hàng tập trung vào thời điểm từ năm 2010 đến năm 2013.
Được biết, dự án Ocean View Nha Trang được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận từ năm 2004, cho Công ty TNHH Thiên Nhân II san ủi hơn 7,2 ha vùng đồi núi Chụt nằm cuối đường Trần Phú, P. Vĩnh Trường, nhìn xuống vịnh Nha Trang, xây dựng khu biệt thự cao cấp để bán.
Theo quy hoạch, ngoài khu khách sạn và căn hộ cao cấp, dự án này còn có 69 lô biệt thự cao cấp. Tuy nhiên, cho đến nay, tại khu biệt thự cao cấp này vẫn còn nhiều lô đất đầy cỏ cây hoang dại hoặc san ủi dở dang.
Cũng theo danh sách, Công ty Cổ phần Sông Đà Nha Trang thế chấp các lô BT-1A, LK-1A, LK-3A, LK-3B… của Khu dân cư cồn Tân Lập (phường Xương Huân, Nha Trang) tại Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM chi nhánh Nha Trang; Công ty CP Bất động sản Hà Quang đang thế chấp dự án khu đô thị mới Lê Hồng Phong VENESIA tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bảo Lộc; Chung cư PH (phường Vĩnh Trường, Nha Trang), Khu biệt thự Anh Nguyễn (phường Vĩnh Trường, Nha Trang), Khu đô thị Nam Sông Cái (huyện Diên Khánh), Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú (phường Vĩnh Hòa, Nha Trang), Khu đô thị nghỉ dưỡng Lotus Cam Ranh…
Một số dự án nhà ở cũng được mang thế chấp như: Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang (phường Vĩnh Hải, Nha Trang) được Công ty Cổ phần Tư vấn thương mại và dịch vụ địa ốc Hoàng Quân đem thế chấp 220 căn chung cư tại NH Indovina chi nhánh quận Bình Thạnh, TPHCM; Công ty CP Đầu tư VCN thế chấp dự án khu đô thị VCN Phước Hải tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa; thế chấp khu đô thị Vĩnh Điềm Trung tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Nha Trang; Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Thái Hưng thế chấp dự án Khu đô thị Mỹ Gia tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh TPHCM...
Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh (Sở Tài nguyên - Môi trường) cho biết, việc công bố danh sách và đăng công khai lên cổng thông tin của sở về việc chủ đầu tư đã thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai nhằm giúp người dân theo dõi, giám sát các dự án và thận trọng khi mua đất, nhà ở mà các chủ đầu tư đang thế chấp ngân hàng. Người mua cần tìm hiểu kỹ các thông tin, tránh tình trạng mua phải những lô đất đã được mang đi thế chấp ngân hàng, gây nên tình trạng rắc rối khi làm giấy tờ sở hữu nhà đất.
Trước đó, bình luận về việc đầu tư vào những dự án đã được chủ đầu tư mang thế chấp ngân hàng, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận Đầu tư, Savills Việt Nam cho rằng, trên thực tế, việc sử dụng vốn vay chính yếu nhất từ ngân hàng là vô cùng cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai nhiều dự án trong thị trường bất động sản Việt Nam. Điều này cũng là thực tế chung của thị trường bất động sản ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Theo ông Khương, về bản chất, nợ và thế chấp ngân hàng không phải là xấu mà chỉ là một công cụ vốn tài chính cho nhà phát triển dự án và yêu cầu họ phải đảm bảo được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và dòng tiền ổn định để chi trả phần lãi trên vốn vay. Đây chính là điểm mấu chốt thành bại của nhiều dự án khi mà những chủ đầu tư quản lý không tốt được tài chính của mình cũng như việc triển khai dự án một cách hiệu quả dẫn tới việc thiếu vốn.
Tuy nhiên, theo ông Khương, nếu đặt ra câu hỏi làm như thế nào để có thể đầu tư một cách an toàn vào những dự án sử dụng dòng vốn vay thì quan trọng nhất là phải định nghĩa rõ sự an toàn đối với từng trường hợp và từng nhà đầu tư. Với những nhà đầu tư khác nhau với mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau thì định nghĩa an toàn cũng sẽ không đồng nhất.
"Tuy vậy, nhìn chung một trong những rủi ro trong đầu tư kinh doanh bất động sản thường đến từ mặt tiến độ pháp lý của dự án và khi tham gia góp vốn thì nhà đầu tư phải nắm rõ dự án đang ở giai đoạn nào trong tiến độ hoàn thành, còn những giấy tờ nào cần phải có và sức khỏe tài chính trong suốt thời gian thực hiện. Sau khi đã nắm rõ những yếu tố này, nhà đầu tư hoàn toàn có thể phân tích và đưa ra được quyết định phù hợp nhất", ông Khương nói.
Theo Phương Dung (Dân Trí)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà