Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gia tăng tình trạng thất nghiệp ở nhóm trình độ trên đại học

Thứ ba, 03/11/2015 - 09:32

(Thanh tra) - Bản tin thị trường lao động quý II/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm nhẹ, số lao động thất nghiệp trong khu vực có trình độ chuyên môn tiếp tục tăng.

Trong quý II, cả nước có 1,14 triệu lao động thất nghiệp (2,42%), giảm 15.000 người so với đầu năm. Số người thất nghiệp ở nông thôn giảm trong khi thất nghiệp ở thành thị tăng, thất nghiệp ở nữ giới giảm và nam giới tăng. Lực lượng thanh niên thất nghiệp tiếp tục tăng (gần 6,7%), cao gần 3 lần so với tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước.

Độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại trừ nhóm tốt nghiệp cao đẳng có tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 7,1% xuống 6,6 % so với quý I, còn lại các nhóm khác đều tăng. Nhóm có trình độ trung cấp tăng từ 3,7% lên hơn 4,4%. Nhóm có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 3,9% lên 4,6%, tăng từ 178.000 người lên gần 200.000 người.

Theo bà Nguyễn Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH), tỷ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ đại học cao và liên tục tăng là do việc phân luồng giáo dục vẫn chưa hiệu quả, khi mà hàng năm vẫn có khoảng 3/4 học sinh theo học giáo dục đại học, trong khi nhu cầu thị trường chỉ cần 20%. Chính vì thế, khi ra trường, nền kinh tế không thể đáp ứng được và lao động có bằng đại học sẽ ít có cơ hội việc làm hơn. Bên cạnh đó, số người có trình độ đại học trở lên đang làm việc trong hai nhóm ngành chính chiếm tỉ lệ rất lớn: Giáo dục - đào tạo (23,4%); trong các tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng (19,3%).

Theo bà Hương, giải pháp trước hết là nâng cao nhận thức về chọn ngành nghề cho các em từ khi còn đi học. Học sinh học xong phổ thông không nhất thiết phải bước vào đại học mà có thể đi học nghề. Theo thống kê, hiện nay tiền lương của nhóm lao động ở nhóm giáo dục nghề nghiệp cũng đã tăng lên đáng kể.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, quý II/2015, thu nhập bình quân/tháng (gồm tiền lương/tiền công, các khoản có tính chất lương và phúc lợi khác) từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 4,46 triệu đồng. Thu nhập bình quân của lao động nam là 4,7 triệu đồng/tháng; lao động nữ thấp hơn chỉ đạt 4,13 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân của lao động thành thị là 5,25 triệu đồng/tháng, còn lao động nông thôn ở mức thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 3,84 triệu đồng/tháng. Xét theo phân cấp, quý II/2015, thu nhập bình quân tháng của nhóm “lãnh đạo” cao nhất (7,3 triệu đồng), tiếp đến là nhóm chuyên môn kỹ thuật bậc cao, 6,5 triệu đồng/tháng, thấp nhất là nhóm lao động giản đơn chỉ 3 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, nếu xét lương theo hình thức sở hữu, lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước trong các quý gần đây liên tiếp thuộc nhóm có mức lương cao nhất, vượt cả khu vực FDI. Cụ thể, thu nhập lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước bình quân tháng đạt 6,15 triệu đồng. Tiếp đến là khu vực FDI đạt 5,09 triệu đồng, sau đó là khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 4,99 triệu đồng. Lao động làm việc ở khu vực hợp tác xã có mức thu nhập thấp nhất, chỉ 2,84 triệu đồng/tháng.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp, thị trường lao động đang đứng trước thách thức lớn khi cuối năm Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Cơ hội việc làm sẽ đến nhiều hơn với lao động. Trong đó 8 ngành nghề đầu tiên sẽ được dịch chuyển tự do trong khối ASEAN, như: Kế toán, kiến trúc sư, nhân viên du lịch, bác sĩ... Tuy nhiên, để cạnh tranh trực tiếp với lao động nước ngoài, Việt Nam cần nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp thông tin việc làm cho người lao động trong nước nhanh hơn, làm tốt công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước, cơ cấu, chất lượng, yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm