Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

GDNN: Vượt qua đại dịch, hoàn thành kế hoạch tuyển sinh năm 2020

Thứ hai, 21/12/2020 - 16:00

Đối phó với đại dịch Covid-19, tuyển sinh trực tuyến, đào tạo trực tuyến được phát triển, thay thế, bổ sung cho phương thức tuyển sinh, đào tạo truyền thống.

Đăng ký tuyển sinh đào tạo nghề. Ảnh minh họa (nguồn internet)

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và thế giới, qua đó có tác động nhiều đến công tác tuyển sinh và đào tạo của cả hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Việc tuyển sinh, đào tạo bị gián đoạn và phải thay đổi nhiều do tác động của tình hình dịch bệnh Covid-19, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại Việt Nam từ cuối tháng 7/2020. Nhằm thực hiện “mục tiêu kép” đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lây nhiễm trong nhà trường thì hình thức tuyển sinh trực tuyến, đào tạo trực tuyến được phát triển, thay thế, bổ sung cho phương thức tuyển sinh, đào tạo truyền thống. Các tài liệu tuyên truyền, tư vấn; các nội dung môn học, lý thuyết thuần túy đã được số hóa để có thể thực hiện bằng việc tuyển sinh, đào tạo trực tuyến, được chia sẻ dùng chung trong cả hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tiếp cận các cơ hội học tập, nhờ đó kết quả tuyển sinh khả quan, hoàn thành kế hoạch tuyển sinh năm 2020 đề ra.

Trên cơ sở quy định tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, các cơ sở GDNN đã xây dựng, cụ thể hóa trong quy chế tổ chức đào tạo của trường, dần chuyển sang tổ chức đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ nhằm đa dạng hóa các phương thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người học trong quá trình học tập.

Đã kết thúc thí điểm đào tạo theo các bộ chương trình chuyển giao từ Úc với 725 sinh viên tốt nghiệp ra trường được nhận đồng thời bằng tốt nghiệp cao đẳng của Việt Nam và bằng Diploma/Advand Diploma của Học viện Chisholm, Úc.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 371 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục GDNN đã chỉ đạo, hướng dẫn 45 trường được lựa chọn triển khai thực hiện công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo thí điểm 22 bộ chương trình chuyển giao từ Cộng hòa liên bang Đức bắt đầu từ năm 2020. Do làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn nên công tác tuyển sinh cơ bản thuận lợi, nhiều nghề ở nhiều trường số lượng học sinh đăng ký tham gia học đông, phải tổ chức thi tuyển để lựa chọn học  sinh có thành tích tốt trong học tập THPT, hoặc có thành tích cao trong kỳ thi THPT quốc gia như Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh, Cao đẳng Công thương Tp Hồ Chí Minh, Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng Du lịch Nha Trang, Cao đẳng Quốc tế Lilama 2...

Các cơ sở GDNN đã áp dụng linh hoạt và đa dạng các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động và năng lực tư duy, sáng tạo của người học. Phương pháp giảng dạy tích hợp lý thuyết và thực hành được các cơ sở GDNN áp dụng phổ biến để tăng khả năng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Nhiều cơ sở GDNN đã nghiên cứu và áp dụng mô hình "đào tạo kép", phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trường và đào tạo tại doanh nghiệp, học sinh, sinh viên học tại trường 6 - 7 tháng, học tại doanh nghiệp 3 - 4 tháng, thường xuyên mời các chuyên gia từ doanh nghiệp đến trường để chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, cập nhật cho giáo viên và sinh viên các kỹ năng mới, công nghệ mới. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy lý thuyết kết hợp thảo luận, thuyết trình, nêu các vấn đề để người học tư duy, giải quyết,...; kết hợp giảng dạy chính khóa với các hoạt động ngoại khóa (đi tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tổ chức các cuộc thi, thành lập các câu lạc bộ,...) để tạo sân chơi, cơ hội cho người học trao đổi, tiếp cận với thực tế sản xuất nhằm nâng cao trình độ, nhận thức của người học về lĩnh vực được đào tạo giúp các em yên tâm học tập, yêu ngành, yêu nghề đã chọn.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo đã được hầu hết các cơ sở GDNN ứng dụng các phần mềm tin học trong công tác quản lý đào tạo (từ khâu quản lý công tác tuyển sinh; xây dựng, quản lý kế hoạch đào tạo; quản lý kết quả đào tạo; quản lý văn bằng tốt nghiệp,....). Nhiều trường đã thực hiện tuyển sinh online, quản lý kết quả đào tạo online... Công nghệ thông tin cũng được các giáo viên tại các cơ sở GDNN ứng dụng mạnh mẽ từ việc biên soạn giáo án, bài giảng đến ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để thiết kế các bài giảng. Năm 2020, thí điểm thành công triển khai thực hiện đào tạo trực tuyến cho 02 môn học chung đã xây dựng chương trình. Một số ngành, nghề đã được mô phỏng hóa trong thực hành, thực tập để cho sinh viên thực tập theo mô hình thực tế ảo giúp giảm chi phí đào tạo.

Các quy định về đào tạo liên thông, liên kết đào tạo với doanh nghiệp (doanh nghiệp có thể đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo), quy định về đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn, đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách khác đã được ban hành giúp học sinh học nghề được thực hành sử dụng các trang thiết bị hiện đại, tăng thời gian thực hành, đáp ứng yêu cầu kỹ năng ngày càng cao của thị trường lao động.

Tổng cục GDNN đã tập trung chỉ đạo nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ nút thắt phân luồng, nổi bật là áp dụng mô hình 9+, mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo thu hút khá nhiều học sinh sau trung học cơ sở vào GDNN. Một số địa phương như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc... có chính sách hỗ trợ hoạt động GDNN và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; trong đó bên cạnh chính sách hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích học sinh học trung cấp, cao đẳng còn vận động các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cấp hội và tạo điều kiện cho doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với hệ thống các trường THCS để đón đầu các em học sinh sau khi ra trường, nhờ đó đã thực hiện khá tốt công tác phân luồng.

Triển khai đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức các Hội nghị giao ban nghiệp vụ với các bộ ngành, địa phương, cơ sở về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Hoà Bình, Đăk Lắk, Tp.Hồ Chí Minh để tháo gỡ khó khăn về đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đánh giá việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định1956. Phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là người khuyết tật tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xây dựng và nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động bị thôi việc, mất việc do dịch Covid-19 để cung cấp nhân lực cho một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn và để làm việc tại các doanh nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn tại các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Liên Liên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm