Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thu Giang
Thứ tư, 21/12/2022 - 21:48
(Thanh tra) - Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em. Cảm giác có sự quan tâm và tôn trọng cá nhân là điều quan trọng hàng đầu cho sự phát triển lành mạnh của đứa trẻ ở bậc tiểu học…
Luật sư Lê Anh Ngọc, Giám đốc Công ty Luật Cấp cao Hà Nội
Đó là ý kiến của chuyên gia tâm lý học Nguyễn Quỳnh Phương.
Một đứa trẻ 7 tuổi đang học tập, sinh hoạt ổn định trong ngôi nhà cùng bố và ông bà nội - những người đã có công chăm sóc, nuôi dưỡng cháu từ lúc mới sinh ra bỗng dưng chỉ vì chuyện ly hôn của bố mẹ mà có nguy cơ bị tách ra khỏi môi trường sống thân thuộc. Điều đáng nói, dù đứa trẻ đã đưa ra sự chọn lựa ở với bố nhưng sự tranh giành quyền nuôi con của người mẹ đã khiến những người chứng kiến phiên toà không khỏi xót xa, ngậm ngùi… Vậy đâu là ẩn tình trong vụ án ly hôn này?
Theo nội dung vụ án, trong thời gian chung sống với nhau, do phát sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến chị H và anh V không còn tình cảm, mục đích hôn nhân không đạt được. Do đó, chị H đã khởi kiện đơn phương ly hôn và hai bên đều thống nhất ly hôn. Thời gian chung sống, chị H và anh V có một con chung là cháu P.H.Đ, sinh ngày 9/2/2015.
Ngày 25/7/2022, 02/08/2022 và ngày 09/08/2022, TAND quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã đưa vụ án ra xét xử.
Toà án đã tuyên xử chấp nhận việc thuận tình ly hôn giữa anh V và chị H; đồng thời, giao con chung cho chị H chăm sóc, nuôi dưỡng.
Toà án sơ thẩm cho rằng, tuy cháu Đ có nguyện vọng ở với bố nhưng xét để cháu được phát triển đầy đủ, cần cải thiện tình cảm với mẹ để cháu có cả sự yêu thương của cha mẹ và hai bên nội ngoại, vì vậy cần giao cháu Đ cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng.
Với phán quyết trên, nhiều người theo dõi và chứng kiến phiên toà đã không khỏi giật mình, ngỡ ngàng. Ông bà nội, bố cháu Đ đã thực sự “sốc” bởi họ lo lắng cháu Đ sẽ bị trầm cảm. Và điều gì cũng có nguyên nhân của nó, mà nguyên nhân chính ở đây là trách nhiệm, sự chăm sóc, quan tâm của một người mẹ đối với con chưa thực sự xứng đáng trong rất nhiều năm qua!
Đáng chú ý hơn, tại phiên toà sơ thẩm, luật sư Lê Anh Ngọc, Giám đốc Công ty Luật Cấp cao Hà Nội là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đã trình bày ý kiến đồng thời nêu lên các câu hỏi đối với nguyên đơn là mẹ cháu Đ.
Luật sư đã nêu câu hỏi về sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ đối với cháu Đ như: Nguyên đơn có nhớ tuổi và ngày sinh nhật của con; tên cô giáo chủ nhiệm lớp con đang học; vì sao nguyên đơn không cung cấp được các tài liệu chứng minh thu nhập số tiền 17 triệu đồng/tháng; nguyên đơn có nơi ở ổn định hay không… Từ phân tích, những câu hỏi và tranh luận tại phiên toà sơ thẩm, theo quan điểm của luật sư thì việc giao cháu Đ cho bố cháu là hoàn toàn có cơ sở.
Sau phiên toà sơ thẩm, phía luật sư của bị đơn đã có đơn kiến nghị cho rằng, vụ án có dấu hiệu “xét xử kéo dài” như “hoãn nhiều lần” “phải tạm dừng 2 lần để xét xử” sau đó mới tuyên án; vụ án xét xử có dấu hiệu không khách quan và nhiều chứng cứ, tình tiết, luận cứ…
Luật sư đưa ra nhưng không được ghi nhận trong bản án sơ thẩm.
Bên cạnh đó, trong vụ án này, tranh chấp quyền nuôi con, tuy nhiên cháu Đ trên 7 tuổi và các tài liệu đều khẳng định cháu có nhiều ý kiến được ở với bố nhưng tòa án đã không xem xét có lợi cho cháu mà tuyên trái ý trí của trẻ.
Ngoài ra, luật sư còn kiến nghị việc toà án chậm giải quyết đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Để làm rõ hơn quan điểm của mình, luật sư đã phân tích về lý do nên giao cháu Đ cho bố cháu. Cụ thể, về điều kiện nhà ở, hiện anh V đang ở cùng bố mẹ đẻ tại căn nhà 4 tầng ở Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Căn nhà này được ông bà nội cháu Đ cam kết cho bố cháu và bố cháu cũng là con trai duy nhất có quyền hưởng thừa kế. Cùng với đó, anh V là kỹ sư phần mềm từ năm 2006 đến nay, hiện mức thu nhập hàng tháng của anh là 30 triệu đồng. (Có bảng xác nhận lương của công ty nơi anh V làm việc).
Mặt khác, về điều kiện về nuôi dưỡng và học tập của cháu Đ, trước đây và hiện tại việc nuôi dưỡng và chăm sóc cháu đều phần lớn do bố cháu và sự hỗ trợ của ông bà nội. Họ luôn quan tâm chăm sóc và đưa cháu đến trường để tham gia học tập, đóng học phí, mua sắm dụng cụ học tập và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cháu. (Nội dung này anh V cũng đã cung cấp các chứng từ, hoá đơn cho toà án).
Trong khi đó, theo bố cháu Đ, bên cạnh việc không quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ cháu Đ, chị H còn bỏ mặc thậm chí lúc con ốm đau vẫn đi du lịch; chị H cũng không chứng minh được việc tham gia đóng góp đối việc học tập, sinh hoạt của cháu; không đưa cháu đến trường. Chưa kể, chị này còn có động thái to tiếng, cự cãi với bố mẹ chồng, làm ảnh hưởng đến gia đình, uy tín của người lớn… Và cháu Đ rất sợ phải ngủ cùng mẹ.
Gặp, tiếp xúc với ông bà nội cháu Đ và anh V - bố cháu Đ, chúng tôi mới nhận thấy ở họ sự quan tâm, chăm lo cho cháu bằng trách nhiệm và tình yêu thương vô bờ bến.
Ông cháu Đ là đảng viên, ông nguyên là cán bộ điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Bà cháu trước đây là giáo viên, từng có nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục.
Bản thân cháu khi được chúng tôi nhiều lần hỏi đi hỏi lại cháu: Con quý ai nhất, con muốn ở với ai? đều nhận được câu trả lời là: “Con quý ông bà nội và con muốn ở với bố”.
Tại phiên toà, cháu Đ vẫn tiếp tục khẳng định rằng mình muốn sống cùng với bố. Đây là lời của một đứa trẻ vô tư, tự nguyện và hoàn toàn không ai có thể ép buộc được trẻ con nói dối. Đó là những lời thật lòng, xuất phát từ trái tim, và đó cũng là sự đối đãi công bằng đối với những người đã luôn quan tâm, chăm lo, bảo vệ cháu từ lúc sinh ra đến bây giờ.
Trong thực tế nhiều trẻ em đã bị trầm cảm nặng nề khi có một tuổi thơ sóng gió, bị xáo trộn về tâm lý. Đây là độ tuổi rất quan trọng cho sự hình thành nhân cách, sự phát triển về trí tuệ. Một đứa trẻ có trở thành một người trưởng thành có tri thức, đạo đức hay không phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển trong thời gian này. Nhiều đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ, trầm cảm vì thiếu sự quan tâm và tôn trọng.
Bởi thế đây là căn cứ được pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại khoản 2, Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình thì “... nếu con đủ từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con....”.
Từ vụ việc trên, dư luận chờ đợi và hi vọng rằng, với sự công tâm và nhân văn, sự vô tư, khách quan, thấu hiểu của những người “cầm cân nảy mực”, tới đây hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ có một bản án thực sự “thấu tình, đạt lý” để giúp cho những đứa trẻ hồn nhiên, vô tư được sống trong sự yêu thương, bao bọc chân thành từ những người thân yêu, ruột thịt.
Nếu không sẽ là một tội ác, kéo theo đó là sự ám ảnh, day dứt sẽ cùng người ta đi suốt cuộc đời.
Và chúng ta, những người lớn đừng để những giọt nước mắt phải lăn trên khuôn mặt của một đứa trẻ thơ vô tội…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn