Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đòn bẩy cho sự phát triển ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trọng Tài

Thứ ba, 09/11/2021 - 06:36

(Thanh tra)- Ngày 17/5/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 06 “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nghị quyết 06 được kỳ vọng sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới, là đòn bẩy cho sự phát triển ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: TTTT

Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới, là đòn bẩy cho sự phát triển ở vùng đồng bào DTTS.

Nghị quyết số 06 được ban hành có ý nghĩa quan trọng, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền.

Cùng với đó, cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển...

Nghị quyết xác định rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm; không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; cơ bản giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, khó khăn.

Đến hết năm 2022 không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới. Trên 98% đồng bào DTTS có bảo hiểm y tế. 100% hộ đồng bào DTTS được xem truyền hình, nghe đài phát thanh Quốc gia và tỉnh Quảng Ninh; trên 95% người dân được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đến năm 2025, có trên 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới…

Đến năm 2030, các vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh có hệ thống kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, kết nối thuận lợi với các vùng phát triển của tỉnh; 100% số xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tối thiểu bằng 1/2 thu nhập bình quân chung của tỉnh; duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình 1,5%/năm.

So với Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Quảng Ninh đã mở rộng phạm vi, địa bàn thụ hưởng chương trình đến các xã, thôn, bản biên giới, hải đảo và gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh trong vùng. Các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đều xây dựng phấn đấu cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đặt ra trong chương trình mục tiêu quốc gia, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.

Tại nghị quyết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh cũng đã nêu rõ 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Trong đó, tập trung phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động trẻ để chuyển đổi cơ cấu lao động…

Phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; tổ chức lại sản xuất vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, gia tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa; lấy công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp, lấy đô thị dẫn dắt nông thôn.

Bên cạnh đó, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Thực hiện tốt chính sách an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo…

Sau khi nghị quyết được ban hành, đến nay, các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh Quảng Ninh đang tập trung khảo sát, kiểm tra, đánh giá bước đầu công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai Nghị quyết 06 và việc xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, cấp xã.

Đồng thời, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở về Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết 06 và Chương trình Mục tiêu quốc gia. Triển khai các nội dung, nhiệm vụ thuộc kế hoạch năm 2021 đã được UBND tỉnh cụ thể hóa và khảo sát xây dựng kế hoạch thực hiện các nghị quyết cho năm 2022 đảm bảo sát, đúng và tính khả thi cao.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm