Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Điều tra, khảo sát để dự báo ngày càng chính xác nhu cầu học nghề

Thứ sáu, 18/12/2020 - 14:00

Trong những năm qua công tác điều tra, khảo sát đã được Ban Chỉ đạo triển khai nghiêm túc, từ đó đánh giá chính xác kết quả thực hiện của các địa phương khi thực hiện Đề án

Đào tạo nghề ngày càng sát nhu cầu thực tế. Ảnh minh họa (nguồn internet)

Đây là cơ sở quan trọng khi xây dựng phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án) của địa phương và kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm của các địa phương trong giai đoạn 2011-2012.

Từ năm 2012, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ sở dạy nghề thực hiện rà soát nhu cầu học nghề, việc làm tại cơ sở làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Năm 2014 - 2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức khảo sát về học nghề, việc làm và thu nhập của trên 2.600 lao động nông thôn sau học nghề tại 24 xã thuộc 22 tỉnh, thành phố; trong đó:

Năm 2014 khảo sát trên 600 lao động nông thôn sau học nghề tại 6 xã thuộc 6 tỉnh, thành phố: Điện Biên, Hà Nội, Quảng Bình, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Tháp.

Năm 2015: khảo sát trên 2.000 lao động nông thôn sau học nghề tại 18 xã thuộc 16 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Tuyên Quang, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang, An Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Cà Mau, Bạc Liêu.

Kết quả khảo sát cho thấy: 100% các xã được khảo sát có Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; các thành viên Ban Chỉ đạo nắm được những vấn đề cơ bản các chính sách về Đề án; Ban Chỉ đạo đã tổ chức, phối hợp các ban, ngành, hội, đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề; 100% các xã được khảo sát đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó có quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển ngành nghề ở địa phương; 48,6% lao động nông thôn tham gia học nghề để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất; 12,5% học nghề để làm việc cho doanh nghiệp tại địa phương; 32,9 % học nghề để cung cấp sản phẩm cho HTX, doanh nghiệp (được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm) tăng thu nhập; 4% học nghề để biết và chỉ có 2% không xác định được mục đích học nghề; 100% người học nghề nắm được các chính sách hỗ trợ về dạy nghề cho lao động nông thôn; 46,7% người học có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, tuy nhiên chỉ có 3% số người học nghề đã được vay vốn, hỗ trợ sản xuất.

Nhận thức của cộng đồng nói chung và người lao động nói riêng, của các cấp, các ngành về mục tiêu, tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu có chuyển biến tích cực.

Đa số lao động đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, mục tiêu học nghề, từ chỗ học theo phong trào, học để được hỗ trợ tiền ăn, học cho biết chuyển sang học nghề để mưu sinh, phát triển sản xuất, để tìm được việc làm;

Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy nghề hàng năm, rà soát danh mục nghề đào tạo, chỉ đạo thực hiện phương châm "chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề"; tình trạng chạy theo số lượng, chỉ tiêu đã được khắc phục tích cực; dạy nghề gắn với thế mạnh địa phương, với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

Các cơ sở dạy nghề chuyển từ dạy theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp, dạy nghề theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn gắn với thực hiện tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho lao động nông thôn.

Liên Liên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm