Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 03/01/2024 - 21:52
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc kiến nghị, xây dựng ngay cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, làm cơ sở để xử lý hình sự trường hợp tái phạm.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc. Ảnh: Minh Khôi
Nội dung này được Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, nêu ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Ban Chỉ đạo), ngày 3/1.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, nguy cơ mất an toàn thực phẩm đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, ông kiến nghị phải khắc phục tình trạng phân công trách nhiệm chưa rõ ràng trong quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, nhất là cấp xã, phường.
Ngay tại thời điểm bắt đầu các lễ hội lớn, ông Ngọc cho rằng cần tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất xây dựng ngay cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, làm cơ sở để xử lý hình sự đối với các trường hợp tái phạm…
Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội Trần Thị Nhị Hà kiến nghị ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng bản đồ về an toàn thực phẩm liên thông trên toàn quốc, có sự tham gia, phản ánh trực tiếp của người dân kết hợp với cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm an toàn thực phẩm.
Cùng với tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, một số thành viên Ban Chỉ đạo nhấn mạnh phải chú trọng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm, nhất là việc nhận biết, ứng xử đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
Cập nhật mô hình quản lý an toàn thực phẩm hiện đại
Đánh giá chung, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận định tình hình an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, đáng báo động. Nhiều hình thức sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, quảng cáo thực phẩm mới xuất hiện đa dạng, đặt ra yêu cầu mới đối với công tác quản lý an toàn thực phẩm của các bộ, ngành, địa phương.
“Công tác quản lý an toàn thực phẩm phải được tiếp cận liên ngành, từ sớm từ xa, trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh, dựa trên nghiên cứu, đánh giá, dự báo độc lập, khoa học; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người tiêu dùng thông thái”, theo Phó Thủ tướng.
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo bám sát thực tế để cập nhật phương pháp, mô hình quản lý an toàn thực phẩm hiện đại, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Cùng với đó, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với tăng cường bảo đảm điều kiện, nguồn lực thực thi.
Ông cũng cho rằng cần có hình thức để người dân tham gia giám sát, đánh giá mức độ tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của doanh nghiệp, cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh. Từ đó, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, công bố kết quả.
Theo tinh thần đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi trong việc tiếp nhận thông tin phản ánh từ sự giám sát của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và người dân đối với việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm.
Cạnh đó, các cơ quan cần nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm toàn quốc, liên thông với các bộ ngành, liên địa phương.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng quy định, nhất là trong dịp Tết và mùa lễ hội sắp tới, Phó Thủ tướng quán triệt.
Năm 2023, toàn ngành Y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện 34.500 cơ sở vi phạm, trong đó, hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng.
Ngành Nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng.
Ngành Công thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý hơn 6.770 vụ việc vi phạm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng.
Lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện, đấu tranh, xử lý hơn 7.100 vụ với hơn 7.000 đối tượng vi phạm, tổng số tiền phạt là hơn 31 tỷ đồng…
Công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm cũng được triển khai quyết liệt và đồng bộ. Toàn quốc ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm hơn 2.100 người ngộ độc và 28 trường hợp tử vong, đáng chú ý đã xuất hiện ngộ độc do clostridium botulinum (độc tố rất hiếm gặp).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân