Theo dõi Báo Thanh tra trên
Mạnh Đạt
Chủ nhật, 11/08/2024 - 22:02
(Thanh tra) - Chiều ngày 11/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay cơ quan chuyên môn của tỉnh Lâm Đồng đã có phác đồ điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi bệnh tiêu chảy trên bò sữa.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay cơ quan chuyên môn của tỉnh Lâm Đồng đã có phác đồ điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi bệnh tiêu chảy trên bò sữa. Ảnh: TT
Sau khi kiểm tra, khảo sát thực địa và làm việc với các đơn vị liên quan tại Lâm Đồng, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và tỉnh Lâm Đồng tổ chức rà soát, đánh giá lại các biện pháp khẩn cấp triển khai trước đó áp dụng phác đồ điều trị để sát thực tiễn và có hiệu lực, hiệu quả hơn.
Giải pháp quan trọng nhất được đưa ra là đảm bảo an toàn sinh học cho đàn vật nuôi và tổ chức phân loại đàn bò theo các cấp độ, sức khỏe của bò để có giải pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.
Tiếp theo là phải đảm bảo được vật tư bao gồm dịch truyền, thuốc bổ trợ, kháng sinh, hóa chất đối với từng đối tượng bò.
Phác đồ này đã được ban hành trong chiều ngày 10/8 và được áp dụng ngay lập tức.
Ông Tiến cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung toàn bộ nhân lực, phân công cụ thể, trách nhiệm đến từng cơ quan, đơn vị chuyên môn để triển khai đồng bộ các giải pháp.
Đối với vật tư phục vụ chữa trị, ngoài phần có sẵn của tỉnh, sẽ phải huy động thêm từ các chi cục thú y vùng và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, như: TH, Vinamilk. "Mục tiêu phải đảm bảo vật tư không bị đứt gãy", ông Tiến nhấn mạnh.
Về tổ chức thực hiện, tỉnh Lâm Đồng đã có những phân công rất cụ thể, đến từng hộ. Với những giải pháp đồng bộ cùng phác đồ mới, hiện đã có những chuyển biến tích cực ban đầu. "Sau khi áp dụng phác đồ điều trị này, bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa sẽ được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi để duy trì đàn bò sữa ở Lâm Đồng", ông Tiến khẳng định.
Tỉnh Lâm Đồng hiện nay có tổng đàn bò sữa vào khoảng 25.000 con, số lượng bò tiêm vacxin viêm da nổi cục của NAVETCO là khoảng 9.000 con, số bò bị bệnh sau tiêm khoảng 4.900 con và số bị chết tính đến ngày 11/8 là 209 con.
Về nguyên nhân cụ thể, cần có kết quả từ việc giải trình tự gen để đưa ra kết luận cuối cùng; đảm bảo chính xác, khách quan. Hiện nay, quá trình xác định nguyên nhân được triển khai song song với phác đồ điều trị đưa ra từ tình hình thực tế. Sau khi có kết quả cụ thể, nếu phác đồ hiện tại chưa sát, chưa chặt chẽ thì sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh. Và, việc phân tích, đánh giá nguyên nhân phải hết sức khách quan và rõ trách nhiệm của các bên để xử lý. Làm thế nào để bà con chăn nuôi yên tâm, có sự chia sẻ nhất định.
Ông Tiến cho biết thêm, các trường hợp hỗ trợ sẽ được xác định rất rõ ràng, thể hiện được trách nhiệm của các bên và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo một cách triệt để vấn đề này khi nguyên nhân được làm rõ.
Liên quan đến khả năng lây lan, ông Tiến cho biết việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt sẽ giúp bệnh khó lan rộng. Ngoài ra, ghi nhận thực tiễn cho thấy, ở nơi xảy ra bệnh, có những con bò đang mang thai, không tiêm vắc xin thì không bị tiêu chảy, do đó, khả năng lây nhiễm của bệnh này chỉ ở giới hạn nhất định chứ không phải bùng phát mạnh như một số dịch bệnh khác.
Các biện pháp an toàn sinh học
1. Phân loại bò
Trước tiên, cần tách bò chưa tiêm vắc xin viêm da nổi cục ra khỏi đàn bò đã tiêm phòng để theo dõi quản lý. Tách bò bệnh, không để tiếp xúc với đàn bò khỏe. Bò khỏe được nhốt ở khu vực ô chuồng riêng đầu hướng gió, đường thoát phân, nước tiểu. Bên cạnh đó, có thể tách những bò bệnh nặng riêng để chăm sóc, điều trị đặc biệt.
2. Tiêu độc, khử trùng
Đầu tiên là vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ hằng ngày. Sau đó, phun thuốc sát trùng (Virkon, Biokon, Navetkon-S, Vimekon, Altacid, Benkocid, Aiodcid, Rebencid 50, Fordecid,…) đảm bảo nồng độ pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất bên trong chuồng trại và môi trường xung quanh, khu vực hố chứa phân, nước tiểu và thức ăn thừa mỗi ngày 1 - 2 lần/ngày sau khi thực hiện công việc vệ sinh chuồng trại theo định kỳ hàng ngày.
Ngoài ra, rải vôi bột xung quanh chuồng nuôi, cổng ra vào khu vực chuồng nuôi, nơi tập kết phân, chất thải. Đặc biệt, hạn chế tối đa người không có nhiệm vụ, phương tiện vận chuyển thức ăn ra vào trại, bố trí cho bò ở khu vực khỏe mạnh ăn trước, sau đó mới cho bò ở khu vực bệnh ăn sau.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà