Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công tác xây dựng đội ngũ CBCCVC người dân tộc thiểu số là yêu cầu hết sức quan trọng

Chu Gia

Thứ hai, 08/11/2021 - 18:35

(Thanh tra) - Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, tỉnh Điện Biên xác định công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) người dân tộc thiểu số là yêu cầu hết sức quan trọng.

Hội nghị tuyên truyền do tỉnh Điện Biên tổ chức cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Mai Dung

Điện Biên có trên 82% tổng dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy tỉnh luôn xác định công tác xây dựng đội ngũ CBCCVC người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước trong giai đoạn mới là yêu cầu hết sức quan trọng.

Theo đó, tỉnh thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ CBCCVC người dân tộc thiểu số vững mạnh về mọi mặt, đã ban hành Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 4/3/2016 phê duyệt Đề án Củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu của tỉnh (giai đoạn 2016-2018); Quyết định số 942/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 phê duyệt kế hoạch phát triển đội ngũ CBCCVC người dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chính sách thu hút cán bộ về công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của Chính phủ và của tỉnh; cử sinh viên học hệ cử tuyển; quan tâm công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCCVC nói chung và đội ngũ CBCCVC là người dân tộc thiểu số theo các chính sách hiện hành.

Tính đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 24.641 CBCCVC; trong đó CBCCVC là người dân tộc thiểu số có 11.870 người, chiếm 48,17%. Giai đoạn 2016-2020 đã đào tạo, bồi dưỡng cho 23.945 lượt CBCCVC người dân tộc thiểu số về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý… Tổng số CBCCVC là người dân tộc thiểu số giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý từ phó phòng và tương đương trở lên là 541 người. Từ 2016-2019 có 180 học sinh được cử đi học hệ cử tuyển; 60 sinh viên ra trường đã bố trí được việc làm.

Cùng với đó, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg; Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg; Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg được thực tốt: toàn tỉnh đã rà soát, bình chọn và công nhận 8.583 lượt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện cấp phát 963.231 tờ Báo Điện Biên Phủ, kinh phí 3.604,6 triệu đồng; 786.861 tờ Báo Dân tộc và Phát triển, kinh phí 3.151,5 triệu đồng; hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần cho người có uy tín 3.016,7 triệu đồng.

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ Tướng Chính phủ về Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã tổ chức 64 hội nghị tuyên truyền cho trên 5.000 đại biểu tham gia tại 63 xã có nguy cơ cao về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thành lập 59 câu lạc bộ tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho 63 xã; tổng kinh phí thực hiện 1.460 triệu đồng.

Với Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức 01 lớp bồi dưỡng đối tượng 3 và 02 lớp đối tượng 4 tại huyện Mường Nhé với 90 người tham gia; 01 lớp tập huấn cho 20 giảng viên, báo cáo viên là trưởng hoặc phó trưởng phòng một số Sở, ban, ngành tỉnh, trưởng hoặc phó trưởng phòng dân tộc các huyện, thị xã, thành phố.

Ngoài ra, chính sách phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, biên giới được UBND tỉnh Điện Biên quan tâm, đặc biệt chú trọng.

Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức 08 hội nghị phổ biến pháp luật cấp tỉnh cho hơn 1.600 lượt người tham dự. Biên soạn phát hành 75 đề cương giới thiệu văn bản pháp luật mới; gần 8.000 cuốn Bản tin Tư pháp cho tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Toàn tỉnh có 2.259 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, 227 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 121 báo cáo viên cấp tỉnh. Tổ chức 04 lớp tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho hơn 100 lượt người là đại diện Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp luật và phòng chống tội phạm tham dự; tổ chức 05 đợt tuyên truyền pháp luật lưu động xuống cơ sở để phổ biến, tư vấn cho nhân dân nắm được các quy định của pháp luật, tư vấn pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, biên giới với gần 1.800 lượt người tham gia.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.

Trần Trung

17:51 22/11/2024
Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...

Văn Thanh

12:44 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm