Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả

Thứ ba, 15/12/2020 - 16:00

Đó là nhận định được Ban Chỉ đạo Trung ương đưa ra khi đánh giá tổng kết giai đoạn 2010-2019 của Đề án

Dạy nghề cho lao động nông thôn. Ảnh minh họa (nguồn internet)

Trong 10 năm qua công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo Trung ương đối với của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” (Đề án) đã được triển khai đạt nhiều kết quả.

Giai đoạn 2010 - 2015: Ban chỉ đạo Trung ương (do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban và 15 thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương) đã chỉ đạo quyết liệt ngay từ khi triển khai thực hiện Đề án. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 05/11/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”. Trong giai đoạn này, Ban Chỉ đạo Trung ương, các Bộ, ngành đã ban hành 12 thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo; 04 thông tư liên tịch, 08 thông tư và 35 văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án; phân công thành viên phụ trách theo vùng, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong vùng tổ chức triển khai thực hiện, trong đó tập trung vào 11 tỉnh điểm, 12 huyện điểm và 4 nhóm mô hình thí điểm dạy nghề nông nghiệp, dạy nghề tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dạy nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp, dạy nghề cho ngư dân trên tàu đánh bắt trên biển.  Hàng năm, Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương, đơn vị cơ sở.

Định kỳ 6 tháng, 01 năm, Ban chỉ đạo Trung ương họp đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Đề án và tổ chức các hội nghị trực tuyến với các địa phương để sơ kết tình hình thực hiện Đề án, đánh giá những kết quả đã đạt được, phát hiện những tồn tại, yếu kém và vướng mắc trong quá trình thực hiện để thảo luận, đề xuất giải pháp tháo gỡ. Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đã có ý kiến kết luận, chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại, yếu kém, tháo gỡ các vướng mắc khó khăn để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án.

Năm 2015, Bộ Lao động - Thương binh và đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 05/11/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”. Với kết quả đạt được trong 3 năm qua, Đảng và nhà nước đã đánh giá cao kết quả đạt được như: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án được ban hành tương đối đồng bộ, làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện có kết quả, hiệu quả Đề án; Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và bộ phận lớn cán bộ, đảng viên cũng như người dân về dạy nghề, phát triển nhân lực nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực; Số người đăng ký học nghề hàng năm đều tăng, người dân đã có sự nhận thức sâu sắc về nghề nghiệp, từ chỗ học theo phong trào, học để được hỗ trợ tiền ăn, học cho biết chuyển sang học nghề để mưu sinh, phát triển sản xuất, học để tìm được việc làm, học theo nhu cầu của xã hội; Các cơ sở dạy nghề chuyển từ dạy theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp, dạy nghề theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ; Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã đi vào nề nếp, ổn định từ chỉ đạo điều hành đến kết quả, hiệu quả thực hiện Đề án…

Trong giai đoạn 2016 - 2019: Ban Chỉ đạo Trung ương đã được kiện toàn, Trưởng Ban Chỉ đạo được Ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Ban Chỉ đạo Trung ương tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các nội dung hoạt động trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 05/11/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”. Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW và 07 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đạt được những kết quả quan trọng, số lượng và chất lượng đào tạo nghề cho lao động từng bước được nâng lên, bước đầu đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới. Điều đó cho thấy đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chính sách có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội, hợp với lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đúng đắn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo phương châm: “Chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề trước khi tổ chức dạy nghề”; không dạy theo số lượng, chỉ tiêu; dạy nghề gắn với thế mạnh địa phương, với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp cho nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật có cơ hội được đào tạo, tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng, phê duyệt kế hoạch hoạt động, tổ chức họp, đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương, kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn 6 tháng, năm; tổ chức sơ kết hàng năm và thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương.

Liên Liên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm