Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 03/08/2014 - 14:58
Trong khi những nhà quản lý cho rằng chỉ có cách công khai danh tính mới hạn chế được tình trạng mua bán dâm thì những người tham gia “mua bán” lo ngại sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
“Nài” chở gái mại dâm chào khách trên một số tuyến đường ở Q.1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
* Ông BÙI SỸ LỢI (phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội):
Nhiều người phạt tiền không nghĩa lý gì
Mua dâm không phải là tội phạm
Mục đích của việc xử lý người vi phạm ngoài việc xử phạt còn có ý nghĩa răn đe, giáo dục. Công khai danh tính người mua dâm liệu việc cảm hóa, giáo dục người vi phạm có đạt hiệu quả và phòng ngừa chung? Và sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng tới bản thân họ mà còn tác động rất xấu đến gia đình người đó như vợ, con họ cũng bị tổn thương tâm lý, trẻ không còn dám đến trường vì xấu hổ, mặc cảm với bạn bè xung quanh. Áp lực xã hội có thể khiến họ nghĩ quẩn mà làm những điều tệ hại khác lớn hơn nên việc làm này chắc chắn không đạt mục đích là phòng ngừa và giảm bớt tệ nạn?
Hành vi mua dâm chỉ là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính mà chế tài đã có quy định, người mua dâm không phải là tội phạm thì vấn đề nêu tên, tuổi cần phải thận trọng hơn. Một số tội phạm trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ tòa cho xử kín. Hay người phạm tội hình sự khi bị tòa xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo và giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục thì phần lớn cũng không công khai đưa ra kiểm điểm giáo dục trước đoàn thể, chính quyền địa phương, cộng đồng... thì liệu việc đề xuất xử phạt người mua dâm thật nặng rồi còn công khai danh tính của họ có hiệu quả không? Có hướng tới mục tiêu răn đe, giáo dục hơn trừng trị?Thứ nhất, cần phải nói rõ việc mua dâm là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục. Do vậy, việc công khai danh tính người mua dâm không có gì trái với các quy định của pháp luật.
Từ lâu rồi, tôi đã đề xuất công khai danh tính người mua dâm đến cơ quan, đơn vị người đó công tác và chính quyền địa phương để đảm bảo xử lý công bằng giữa người mua và người bán, vì có cung mới có cầu và ngược lại. Tuy nhiên, trong pháp lệnh hiện nay mới chỉ quy định việc thông báo vi phạm của người mua dâm tới người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, áp dụng với các trường hợp người mua dâm là cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, như vậy là chưa công bằng.
Thực tế, nếu áp dụng cả hai chế tài xử phạt và công khai danh tính, đồng thời thực thi nghiêm túc, kết hợp với công tác tuyên truyền giáo dục, quản lý, hỗ trợ giải quyết việc làm thì hiệu quả xử lý chắc chắn sẽ cao hơn. Tôi cho rằng việc phạt hành chính vẫn phải thực hiện. Đi kèm với xử phạt dứt khoát phải có chế tài vì có những trường hợp người mua dâm là “đại gia” thì phạt tiền không có nghĩa lý gì, không có tác dụng răn đe và giáo dục lâu dài. Do vậy, việc phạt tiền cần phải nghiên cứu điều chỉnh theo hướng xử phạt cao, đi kèm là áp dụng hình thức công khai danh tính người mua dâm.
* Ông HOÀNG THÀNH THÁI (phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội):
Công khai sẽ có hiệu quả răn đe
Sau khi tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh phòng chống mại dâm, đặc biệt là từ thực tiễn quản lý tại Hà Nội mới kiến nghị Quốc hội nghiên cứu điều chỉnh tăng mức xử phạt hành chính với người mua dâm và cần công khai danh tính người mua dâm.
Quy định về xử lý vi phạm hành chính với người bán dâm hiện nay quá thấp. Ví như người bán dâm chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng. Phạt như vậy không răn đe được, đôi khi có người còn bảo do người bán dâm ngầm hiểu phạt như vậy là để cho tồn tại.
Thậm chí ngay quy định tại nghị quyết 24/2012 của Quốc hội về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, tình hình mại dâm ở nơi công cộng có xu hướng công khai và gia tăng vì việc xử phạt hành chính so với việc đưa đi cải tạo có phần “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. Mặt khác, so với số tiền kiếm được từ việc bán dâm thì mức phạt nói trên quả thực không đáng là bao.
Chúng tôi kiến nghị phải tăng mức xử phạt hành chính. Tăng lên mức nào cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu, nhưng phải tăng cao để đủ sức răn đe người bán dâm. Còn với người mua dâm, chắc chắn nếu đề xuất của Hà Nội về việc công khai danh tính người vi phạm đến đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục, sẽ có tác dụng ngăn ngừa, răn đe để hạn chế vi phạm.
* Bà N.M.H. (từng làm gái đứng đường ở khu vực công viên Phú Lâm, Q.6, TP.HCM):
Nói ức chế quá nên đi chơi bời là xạo
Tôi là dân kinh tế mới, chạy dạt từ Kiên Giang lên TP.HCM mưu sinh. Thời buổi khó khăn, không biết làm gì để sống, nên sa chân vào cuộc sống dưới bóng tối những gốc cây. Ê chề, thảm cảnh lắm. Dân chơi bời quậy mình. Khi bị công an bắt, mình cũng không dám nhìn thẳng vào mặt họ. Tôi bị đưa đi phục hồi nhân phẩm, nên thay đổi được cuộc đời dù muộn màng và nghèo khó. Sống trong bóng tối này, cuộc đời chỉ từ tối đến đen thui, chẳng ai ngóc đầu lên được. Chưa kể nhiều người không kịp sống đến già vì đủ thứ bệnh tật lây nhiễm và nguy hiểm ở đường phố. Dân chơi bời cũng trăm hạng người. Thợ hồ, xe ôm say xỉn. Dân làm việc áo bỏ vô quần, cặp xách hẳn hoi. Ông nào xáp vô cũng hùng hục như bị “đói ăn” lâu ngày lắm rồi...
Thiệt bụng, đến tuổi 50 rồi, nghĩ đi nghĩ lại tôi hoàn toàn ủng hộ các biện pháp cứng rắn đến mức độ làm sao dẹp hẳn được nạn mại dâm. Phận đàn bà rơi vô đó là tàn đời. Đàn ông xáp vô đó cũng lừa vợ, dối con, rước bệnh tật, nghèo khổ về nhà. Để làm gì? Dẹp hẳn đi cho xã hội yên ổn. Đàn bà, con gái ra đứng đường hay vào bia ôm kiếm tiền được thì đi lượm rác, bán vé số hay công nhân cũng sống được mà. Còn đàn ông “ghiền” quá thì về với vợ đi, chưa có vợ thì kiếm bồ bịch đi. Phụ nữ đầy đường đó. Tình yêu bây giờ cũng thoáng lắm mà, gặp nhau vài lần là chung đụng thoải mái rồi. Tôi nói thiệt đàn ông nói ức chế quá nên phải đi chơi bời là xạo thôi…
Theo TT
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền