Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ năm, 02/02/2023 - 06:30
(Thanh tra) - "Nếu coi năm 2022 là năm “khởi động” những hướng công tác triển khai thực hiện Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới và Nghị quyết 169-NQ/CP của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021-2026, thì năm 2023 là năm cần “tăng tốc” triển khai thực hiện những biện pháp cụ thể”.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. Ảnh: Thanh Thanh
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho biết, theo kế hoạch thì năm 2023, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp triển khai công tác tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NQ36). Đây được coi là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Đến nay, NQ36 vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị, thể hiện trong quan điểm “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” được kế thừa và phát huy trong các văn bản chỉ đạo sau này cũng như trong thực tế triển khai công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Tăng cường sự gắn bó giữa kiều bào với quê hương
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, việc tổng kết 20 năm thực hiện NQ36 nhằm đánh giá toàn diện về kết quả đã đạt được, những khó khăn, hạn chế, từ đó đề ra những chủ trương, đường hướng trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới của đất nước và tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Qua đó, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các văn bản pháp luật dành cho người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho bà con khi về nước sinh sống, học tập, làm việc, đầu tư; bổ sung, hoàn thiện những chính sách, biện pháp mới nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực kiều bào; thúc đẩy tiếp thu ý kiến của kiều bào để kiến nghị các chính sách phù hợp.
Năm 2023, công tác đại đoàn kết cũng sẽ được đẩy mạnh triển khai và nâng cao hiệu quả về các mặt như xác định chủ trương, đề ra các chương trình, đề án cụ thể và triển khai thực hiện một cách sát sao, hiệu quả. Trong đó, việc gìn giữ và phát huy ngôn ngữ và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được coi trọng nhằm xây dựng môi trường bền vững, thúc đẩy tinh thần yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài.
"Trên cơ sở thành công của NQ36 và chủ trương “kiên trì vận động những kiều bào còn có định kiến để củng cố niềm tin, yên tâm hướng về Tổ quốc, hành động phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc” của Đảng và Nhà nước, công tác đại đoàn kết sẽ tiếp tục được chú trọng nhằm bảo đảm tính toàn diện, đa dạng, linh hoạt và phù hợp với từng địa bàn và từng nhóm đối tượng cụ thể", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
Để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, các hoạt động hướng tới "Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2023" sẽ được triển khai thông qua các cơ quan đại diện, kết hợp với trong nước, lồng ghép vào các hoạt động của Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan để chủ trương cũng như ý nghĩa cao đẹp của ngày này thực sự lan tỏa trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Nhằm tối ưu hóa hiệu quả, các hoạt động dự kiến sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, đồng thời phát triển các nền tảng số, mạng xã hội để tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài dễ tìm kiếm và theo dõi.
Ngày 3/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030”.
Đề án nhằm khuyến khích, tôn vinh cá nhân, tổ chức đóng góp vào việc gìn giữ, lan tỏa tiếng Việt ở nước ngoài; duy trì sử dụng tiếng Việt trong gia đình người Việt Nam ở nước ngoài; lan tỏa tiếng Việt.
Thủ tướng quyết định sẽ tổ chức "Ngày Tôn vinh tiếng Việt" trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào ngày 8/9 hàng năm.
Thứ trưởng Ngoại giao cho biết, đề án tập trung vào các hoạt động cụ thể như: Tổ chức "Ngày Tôn vinh tiếng Việt" vào ngày 8/9 hàng năm; hội nghị kỷ niệm "Ngày Tôn vinh tiếng Việt"; cuộc thi tìm kiếm “Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”; tổ chức “tri ân”, ghi nhận, động viên các cá nhân, gia đình, tổ chức, hội đoàn có đóng góp tích cực trong phong trào giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng; chương trình nghệ thuật “Tiếng Việt thân thương”.
Tại từng địa bàn, các cơ quan đại diện sẽ lồng ghép chương trình "Ngày Tôn vinh tiếng Việt" với các hoạt động văn hóa đối ngoại, xây dựng tủ sách tiếng Việt, thúc đẩy việc đưa tiếng Việt có nội dung quảng bá, giới thiệu văn hóa, truyền thống, đất nước, biển đảo, con người Việt Nam vào các thư viện, cơ sở dữ liệu ở sở tại.
Để tổ chức thực hiện Đề án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt" một cách bài bản, hiệu quả, Bộ Ngoại giao đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện "Ngày Tôn vinh tiếng Việt" trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023, với một số hoạt động cụ thể nhằm thu hút sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giúp tạo bước chuyển quan trọng nâng cao nhận thức, cổ vũ và khuyến khích bà con gìn giữ, phát huy tiếng Việt và văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
"Năm 2023 là năm xác định sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai mọi mặt công tác, tạo được sự chuyển biến trên nhiều mặt, tăng cường sự gắn bó giữa kiều bào với quê hương, từ đó góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước", Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, thời gian qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp, nhất là đối với người dân ở các huyện miền núi, biên giới, có đồng bào DTTS sinh sống.
Đức Anh
19:47 23/11/2024Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên