Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Có hay không việc "bảo kê” vận tải khách Hà Nội - Hải Phòng?

Thứ sáu, 20/03/2015 - 14:31

(Thanh tra)- Sau khi có thông tin về dấu hiệu "bảo kê" xe khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã có văn bản gửi Sở GTVT Hải Phòng về tình hình hoạt động vận tải khách liên tỉnh tuyến này. Lãnh đạo Sở GTVT cũng có kiến nghị Bộ Công an lập chuyên án điều tra dấu hiệu "bảo kê".

Xe Hải Âu xuất bến từ Bến xe Gia Lâm từ Hà Nội đi Hải Phòng. Ảnh: Tràng An

Kiến nghị lập chuyên án điều tra

Theo Sở GTVT Hà Nội, thời gian gần đây hoạt động trên tuyến quốc lộ (QL) 5 diễn biến phức tạp, cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa một số đơn vị vận tải như: Cò mồi để chèo kéo khách, gọi điện, nhắn tin đe dọa, bắt chặn, dừng xe, không chế lái xe, phương tiện của các hãng vận tải khác có phương tiện hoạt động trên tuyến QL5 đi qua các tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Để hạn chế tình trạng này, Sở GTVT kiến nghị Công an TP Hà Nội và Công an TP Hải Phòng chỉ đạo các phòng nghiệp vụ trực thuộc cùng thanh tra GTVT xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các trường hợp biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh còn đề nghị Cục Cảnh sát Hình sự, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, Công an TP Hải Phòng thống nhất chỉ đạo lập chuyên án để điều tra, làm rõ lực lượng xã hội đen bảo kê, chèo kéo khách, đe dọa hành hung lái xe trên QL5, xử lý nghiêm theo quy định.

Dấu hiệu "bảo kê" xảy ra ngoài các bến xe

Theo thống kê từ Sở GTVT Hà Nội, hiện có 16 đơn vị tham gia khai thác tuyến Hà Nội - Hải Phòng, trong đó Hải Phòng có 10 đơn vị, Hà Nội 6 nhưng đa số là chi nhánh của các đơn vị thuộc Hải Phòng. Tổng số phương tiện  tham gia hoạt động chở khách 228 xe, Hải Phòng 195 xe, Hà Nội 33 xe. Tần suất hoạt động giữa Hải Phòng - Hà Nội hiện là 374 chuyến/ngày, hoạt động trên 16 tuyến. Sản lượng khách vận chuyển bình quân khoảng 7.800 lượt/ngày, hệ số sử dụng ghế thấp, chỉ đạt 42%. Chất lượng phương tiện tương đối đồng đều, giá vé không có nhiều biến động.

Theo khảo sát cụ thể của PV trên các bến xe tại Hà Nội, tuyến Hải Phòng - Hà Nội thì Bến xe Gia Lâm có khoảng 200 lượt xe khách/ngày tập trung vào một số nhà xe như Hải Âu khoảng 150 lượt/ngày, Đoàn Xuân 20 lượt/ngày. Bên cạnh đó, Bến xe Giáp Bát chỉ có Đất Cảng chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng với khoảng 70 - 80 lượt xe/ngày. Bến xe Lương Yên có các hãng xe lớn chạy tuyến này với Hoàng Long hàng chục lượt xe/ngày; Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông) cũng "phát triển" trong thời gian gần đây với hàng trăm lượt xe ngày chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng.

Ngày 19/3, khảo sát trên hầu hết các tuyến đường chính của TP Hà Nội, nơi có xe khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng đi qua, PV nhận thấy: Tại Bến xe Gia Lâm, hoạt động bến xe nói chung và tuyến Hà Nội - Hải Phòng nói riêng khá quy củ. Gần như cứ 5 -10 phút là có 1 chuyến xe xuất phát từ Bến xe Gia Lâm đi Hải Phòng thế nhưng hoạt động thông suốt, không có hiện tượng cò mồi chèo kéo khách, không có khách đón xe ngoài bến mà hầu hết khách đến bến đều được yêu cầu vào bến mua vé để được đảm bảo quyền lợi, không có dấu hiệu "bảo kê" trong và ngoài cổng Bến xe Gia Lâm. Còn tại Bến xe Giáp Bát, do chỉ có nhà xe Đất Cảng hoạt động tuyến này nên cũng không có chuyện cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp vận tải.

Bến xe Giáp Bát cũng không có hiện tượng cò mồi cạnh tranh thiếu lành mạnh vì chỉ có nhà xe Đất Cảng. Ảnh: Tràng An

Trong khi đó, ngoài “bến xe đặc biệt” là trục đường chính như vành đai 3 - nơi dẫn từ Hà Nội đi Hải Phòng qua tuyến QL 5 theo cầu Thanh Trì thì cảnh tượng bắt, trả khách dọc đường vẫn diễn ra với nhiều tuyến trong đó có tuyến Hà Nội - Hải Phòng.

Theo một lãnh đạo quản lý lĩnh vực vận tải tại Hà Nội, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp (DN) vận tải tuyến Hà Nội - Hải Phòng (mà mọi người vẫn gọi là "bảo kê") xe khách thời gian gần đây gần như không diễn ra tại các bến xe mà diễn ra ở trên các cung đường, trong đó có các bến xe nằm gần trục đường chính như vành đai 3.

Cũng theo vị này, do công tác quản lý tại các bến xe bị siết chặt nên các đối tượng cò mồi, "bảo kê" không còn "đất" để hoạt động trước cổng bến mà chuyển sang hoạt động ngầm trên các tuyến đường nơi và khi không có lực lượng chức năng quản lý, giám sát. Thậm chí, có hiện tượng lãnh đạo DN vận tải A ngầm thỏa thuận, mua chuộc lái xe của DN B (đang có cạnh tranh) để bỏ bắt khách dọc đường những nơi thường tập trung đông khách đón. Bởi, lái xe thường được trả lương theo tháng cũng không được thêm khoản thu gì nên sẵn sàng, "hợp tác" với "đối thủ" để "cải thiện" thu nhập.

Nếu có hành vi gọi điện, nhắn tin đe dọa giữa các xe chạy trên tuyến với nhau thì thông tin này cũng rất khó kiểm soát bởi đều từ sim "rác". Bởi vậy, không loại trừ chính người lái xe của DN A bịa ra để "bỏ" không bắt khách một cách hợp lý. Do đó, nếu cơ quan điều tra vào cuộc cần phân tích, điều tra rất kĩ để làm rõ được hành vi, dấu hiệu bảo kê xe khách.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm