Phát biểu tại Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2023, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngành Thuế được phát triển qua hơn 30 năm theo các chương trình cải cách, hiện đại hoá của Chính phủ, phù hợp với giải pháp, công nghệ, hạ tầng, trang thiết bị tại các cơ quan thuế theo từng giai đoạn. Với phương châm lấy người dân và doanh nghiệp (DN) làm trung tâm để phục vụ, ngành Thuế đã và đang triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế và chuyển đổi số một cách toàn diện. “Chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế còn là cuộc cách mạng của toàn dân. Chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành Thuế xác định các giải pháp phát triển CNTT ngành Thuế trong giai đoạn 2021-2025 theo hướng tích hợp, tập trung, lấy người dân, DN làm trung tâm, đáp ứng yêu cầu Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số.” Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh “Việc ứng dụng CNTT đã góp phần xây dựng ngành Thuế hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và triển khai thành công các chương trình, kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được tổ chức, DN, cá nhân và toàn xã hội ghi nhận và đánh giá cao” - Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.Phó Tổng cục trưởng cho biết, thực hiện chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg năm 2020, ngành Thuế đã thay đổi tổng thể và toàn diện về cách thức làm việc, đưa toàn bộ hoạt động của cơ quan thuế lên môi trường số, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu số.Để có được sự thành công của chuyển đổi số ngành Thuế, các yếu tố đóng vai trò quyết định, đó là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và sự vào cuộc của cả hệ thống thuế với các giải pháp đồng bộ từ xây dựng, hoàn thiện các văn bản chính sách, nghiệp vụ; cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý đến việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế. Cùng với đó là sự đồng hành của NNT trong công tác chuyển đổi số, qua đó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển và sự thành công của chuyển đổi số ngành Thuế.Về chuyển đối số công tác quản lý thuế tại cơ quan thuế, ông Đặng Ngọc Minh thông tin, ngành Thuế xác định chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi người dân, DN tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, chính vì vậy ngành Thuế đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý thuế.Cụ thể như việc triển khai ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS; hóa đơn điện tử (HĐĐT); HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền; phân tích, phân loại rủi ro trong hoàn thuế; ứng dụng AI trong phân tích chuỗi liên kết mua bán trên HĐĐT.Về phát triển các ứng dụng phục vụ người dân và DN, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, nhằm hỗ trợ NNT trong việc khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử nhanh chóng, thuận tiện, từ năm 2009, ngành Thuế đã triển khai cung cấp các dịch vụ thuế điện tử phục vụ cho người dân và DN trong việc khai thuế, nộp thuế điện tử và năm 2017 là dịch vụ hoàn thuế điện tử.Đặc biệt từ tháng 6/2023 Tổng cục Thuế đã triển khai ID khoản phải nộp hỗ trợ NNT tra cứu, xác định các khoản nộp theo tính chất, thứ tự thanh toán. Ngoài ra, Ngành Thuế đã triển khai các chuyển đổi số khác như: Cung cấp các kênh thông tin hỗ trợ NNT (Website ngành Thuế, tin nhắn NNT, 479 kênh hỗ trợ NNT); chuyển đổi số hạ tầng kỹ thuật (Hạ tầng truyền thông; hạ tầng kỹ thuật; an toàn, an ninh thông tin; quản trị, vận hành hệ thống).Trong những năm qua, ngành Thuế luôn nỗ lực cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý, từ việc hoàn thiện môi trường pháp lý đến phát triển hạ tầng, cung cấp các dịch vụ thuế điện tử theo hướng tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Với phương châm lấy người dân và DN làm trung tâm để phục vụ, ngành Thuế đã và đang triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế và chuyển đổi số một cách toàn diện.Đồng thời, Tổng cục Thuế xác định mục tiêu chiến lược là cần phải cung cấp dịch vụ điện tử và các công cụ hỗ trợ cho người dân, DN để giúp họ tham gia quá trình chuyển đổi số.Chia sẻ về định hướng chuyển đổi số của ngành Thuế trong giai đoạn 2021-2025, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, Chính phủ đã xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm cần sự quyết tâm vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương.Các diễn giả tham gia tọa đàm tại tại Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2023Cộng đồng DN ghi nhận tinh thần đổi mớiTheo ông Phạm Thu Phong - Tổng Biên tập TBTCVN cho biết, năm 2023, nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số của ngành Tài chính nói riêng rất nặng nề, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, chủ động.Trong khuôn khổ diễn đàn này, với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các DN và hiệp hội DN sẽ tập trung thảo luận, đánh giá những bước tiến vượt bậc, làm rõ kết quả chuyển đổi số của ngành Tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan. Đây cũng là dịp để cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan đưa ra thông điệp về tiếp tục chuyển đổi số, hiện đại hóa công tác quản lý Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo, với phương châm lấy người dân và DN làm trung tâm để phục vụ để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và sự đồng thuận xã hội ngày càng cao.Còn theo ông Nguyễn Bắc Hà - Trưởng ban Hội viên và Đào tạo, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, quá trình phối hợp công tác, đặc biệt các diễn đàn đối thoại thường niên, các cuộc khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của DN đối với ngành Thuế và Hải quan, cộng đồng DN ghi nhận sự quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan trong xây dựng và cải cách các mô hình quản lý phù hợp, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin.Những cải cách đó đã tạo điều kiện hỗ trợ người dân và DN trong hoàn thành các thủ tục hành chính, giảm bớt quá trình giao dịch trực tiếp giữa cán bộ, công chức ngành Thuế và Hải quan với người dân và DN, tỷ lệ các thủ tục hành chính qua nền tảng trực tuyến ngày càng tăng...“Có thể nhận thấy, bên cạnh nhiều cải cách mang tính đột phá của Bộ Tài chính, công cuộc chuyển đối số trong lĩnh vực thuế và hải quan đã đạt được những cơ sở quan trọng ban đầu của quá trình này. Tuy nhiên, chuyển đổi số vẫn còn ở phía trước, đòi hỏi sự vận động chuyển mình liên tục từ các chỉ đạo từ trên xuống dưới, sự trang bị cơ sở kỹ thuật đồng bộ cùng với nền tảng pháp lý căn bản tương ứng.” - ông Nguyễn Bắc Hà nhấn mạnh.Theo bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA), việc chuyển đổi số không chỉ giúp ích cho người dân và DN được hưởng lợi, mà công tác quản lý của ngành Thuế và Hải quan cũng được đảm bảo hơn. Đồng thời khẳng định, các DN rất khó thực hiện khi kê khai hải quan, làm thủ tục liên quan tới thuế do phải mất rất nhiều thời gian và nhiều thủ tục giấy tờ...“Đây chính là hiệu quả của chuyển đổi số, vừa mang lại thuận lợi cho người dân và DN, nhưng lợi đồng thời cũng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và hải quan. Nếu không có chuyển đổi số, không có hóa đơn điện tử, vì vậy việc chuyển đổi số của ngành Thuế để lại rất nhiều ấn tượng. Nổi bật nhất là triển khai thực hiện hóa đơn điện tử đã tiết kiệm chi phí cho cả xã hội về nhiều mặt, kể cả về nghiên cứu cơ sở dữ liệu”- Chủ tịch VTCA chia sẻ.Theo bà Nguyễn Thị Cúc, trong thời gian tới mã số công dân sẽ được sử dụng trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế và hải quan của công dân. Mã số công dân sẽ theo công dân từ lúc sinh ra tới lúc mất đi nên mã số này sẽ dùng cho cả thuế, hải quan, thừa kế, bảo hiểm xã hội… Đó chính là số hóa hướng tới minh bạch, dễ dàng, có lợi hơn, vừa có lợi cho nhân dân, hướng tới Chính phủ điện tử.Quang cảnh Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2023Đối với hành trình chuyển đổi số của ngành Thuế và Hải quan, TS. Cấn Văn Lực cho biết đã có những tác động rất tích cực với người dân và DN, qua đó đã tạo ra những ấn tượng sâu sắc. Với phạm vi quản lý người nộp thuế rất rộng thì việc chuyển đổi số sẽ có sự lan tỏa rất lớn và người dân sẽ được thụ hưởng từ việc này.“Tôi mong muốn chuyển đổi số tốt hơn nữa để người dân được hưởng lợi. Vừa rồi chúng ta đã làm rất tốt khâu kế hoạch chiến lược. Cụ thể, lĩnh vực tài chính là một trong 8 lĩnh vực đầu tiên ưu tiên chuyển đổi số của Chính phủ. Bộ Tài chính cũng đã có chiến lược phát triển ngành Tài chính quốc gia, trong đó tôi thấy những trụ cột chuyển đổi số là rất quan trọng” - TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.