Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Chủ nhật, 13/11/2016 - 21:53

(Thanh tra) - Ngày 13/11, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng với Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và các đối tác phát triển phát động Tháng hành động “Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” (từ 15/11 - 15/12) nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này, đặc biệt là của nam giới trong việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Lễ phát động Tháng hành động, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết: “Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm đánh thức mỗi người dân suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để cùng chung tay xóa bỏ bất bình đẳng giới, hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc và phát triển bền vững. Một quốc gia mạnh khỏe, không còn nghèo đói, công bằng và “không ai bị bỏ lại phía sau” là ước nguyện chính đáng của mỗi con người. Ước vọng đó sẽ sớm trở thành hiện thực nếu tất cả chúng ta cùng chung tay vun đắp bằng đầy đủ trách nhiệm và tình yêu thương. Thực hiện bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”.

Số liệu từ Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam do Tổng cục Thống kê và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố năm 2010 cho thấy: 58 phần trăm phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. Khoảng 50 phần trăm nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng. 87 phần trăm nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công. 

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thể xác, tinh thần cho nạn nhân, mà còn dẫn tới thiệt hại về kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo kết quả nghiên cứu “Ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực gia đình gây ra với phụ nữ tại Việt Nam” của Liên Hợp Quốc, những chi phí và thiệt hại về kinh tế do bạo lực gây ra chiếm gần 1,5% GDP năm 2012 của Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí xã hội còn cao hơn do bạo lực đối với phụ nữ ảnh hưởng đáng kể đối với sự gắn kết xã hội và khả năng phục hồi của cộng đồng. Bạo lực dẫn tới kìm hãm tăng trưởng kinh tế và gia tăng đói nghèo của quốc gia.

Việt Nam đã dần từng bước xây dựng khung pháp lý giúp giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình, cũng như tăng cường thực thi pháp luật nhằm từng bước thu hẹp bất bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn khoảng cách giữa luật pháp, chính sách và thực thi pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình.  

Ngày 2/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020, trong đó giao BộLĐTB&XH chủ trì triển khai Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11 đến 15/12 hàng năm.  

Tại Lễ phát động tháng hành động, bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, thay mặt cho Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, các hoạt động trong suốt tháng hành động  sẽ không có hiệu quả nếu không có sự tham gia tích cực của nam giới và trẻ em trai tại Việt Nam. Bà Astrid Bant bày tỏ hy vọng tất cả trẻ em trai và nam giới ở Việt Nam sẽ đứng lên để giải quyết sự bất bình đẳng, bất công và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ cần phải là ưu tiên hàng đầu đối với cả nam giới và nữ giới.

Trong khuôn khổ tháng hành động, một chuỗi các sự kiện với nhiều hình thức sẽ được tổ chức từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2016 như Đối thoại chính sách với giới trẻ; Công bố kết quả nghiên cứu về thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái; Ngày hội bóng đá - Giao lưu văn nghệ với chủ đề bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Ngày hội Howabnormal - Chung tay xóa bỏ định kiến giới; Chia sẻ kết quả của dự án Nam giới tiên phong tình nguyện trong chuyển đổi các chuẩn mực nam tính nhằm phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ; Hành trình xe bus và tranh biện dành cho thanh niên về không gian công cộng an toàn và thân thiện; nghiệm thu chương trình can thiệp Thành phố an toàn; Tuần lễ No more - Hành động để chấm dứt bạo lực tình dục; cung cấp kiến thức về Bình đẳng giới và kỹ năng hỗ trợ em gái an toàn khi đi lại bằng xe buýt tại Hà Nội cho khoảng 200 lái xe, phụ xe của các công ty xe buýt tại Hà Nội…Các sự kiện trong Chiến dịch cũng sẽ được tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm