Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động

Trần Trung

Thứ năm, 19/08/2021 - 09:31

(Thanh tra) – Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trường hợp doanh nghiệp đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ 12 tháng trở lên và có một số lao động mới tham gia, đóng BHTN (dưới 12) tháng thì những lao động này vẫn được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo.

Cơ quan BHXH giải quyết trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề… Ảnh minh họa

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID -19.

Theo đó, Chính phủ quy định rõ các chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương…

Để hiểu rõ các chính sách này, BHXH Việt Nam đã trả lời các vấn đề người sử dụng lao động, người lao động quan tâm.

Câu 1: Theo quy định thì một trong các điều kiện để người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ BHTN khi đóng đủ BHTN cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Vậy trường hợp doanh nghiệp đã đóng BHTN cho một số lao động từ đủ 12 tháng trở lên, nhưng có một số lao động mới tham gia, đóng BHTN dưới 12 tháng thì những lao động này có được lập vào danh sách người lao động tham gia đào tạo hay không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ khoản 3 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, một trong các điều kiện để người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ BHTN khi đóng đủ BHXH cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

Vì vậy, trường hợp doanh nghiệp đã đóng đủ BHTN từ 12 tháng trở lên và có một số lao động mới tham gia, đóng BHTN (dưới 12) tháng thì những lao động này vẫn được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo.

Câu 2: Trong thời gian bao nhiêu ngày, thì doanh nghiệp được cơ quan BHXH chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23?

Trả lời:

Để kịp thời chi hỗ trợ cho đơn vị sử dụng lao động trong thời gian sớm nhất, BHXH Việt Nam đã ban hành Xông văn số 2218/BHXH-TST ngày 26/7/2021 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người SDLĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID -19, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố rút ngắn thời gian thực hiện.

Theo đó, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan BHXH cấp tỉnh phải thực hiện chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động.

Câu 3: Về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, để hoàn thiện hồ sơ, giúp đơn vị sử dụng lao động gửi phương án đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xét duyệt, phía cơ quan BHXH thực hiện thủ tục hỗ trợ như thế nào?

Trả lời:

Đơn vị sử dụng lao động lập Danh sách người lao động tham gia đào tạo theo Phụ lục 1 kèm theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, gửi cơ quan BHXH nơi đang quản lý thu BHXH đối với đơn vị qua giao dịch điện tử hoặc Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam. Trường hợp đơn vị chưa thực hiện được giao dịch điện tử thì gửi hồ sơ giấy (gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích).

Cơ quan BHXH giải quyết trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Xác nhận danh sách…

Câu 4: Thời gian nghỉ không lương quy định tại Điều 13 Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg từ 15 ngày liên tục trở lên. Trường hợp người lao động nghỉ không lương từ 19/7 đến 10/8 nhưng tháng 7 và tháng 8/2021 vẫn đóng BHXH. Vậy người lao động có đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Mẫu 05 hay không?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 85, khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH tháng đó.

Trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương từ ngày 19/7/2021 đến ngày 10/8/2021 thì tháng 7/2021 và tháng 8/2021 người lao động không làm việc, không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, do đó cả người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH tháng 7/2021 và tháng 8/2021.

Người lao động này nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 15 ngày liên tục trở lên thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 5: Đơn vị chúng tôi là Chi nhánh Công ty (thuộc vùng 4) không cùng địa bàn với trụ sở Công ty chính (vùng 2). Vậy khi kê khai các Mẫu số 13a, 13b, 13c ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì đơn vị thực hiện ghi mức lương tối thiểu vùng như thế nào?

Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định: “Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó”.

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị đơn vị kê khai mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trụ sở Chi nhánh Công ty đóng (vùng 4) tại các Mẫu số 13a, 13b, 13c ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Tính đến ngày 12/8, ngành BHXH Việt Nam đã xác nhận danh sách cho 274.610 lao động của 15.179 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 60/63 tỉnh, TP. Trong đó gồm:

- 178.280 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 14.044 đơn vị.

- 15.230 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 526 đơn vị.

- 170 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 02 đơn vị;

- 34.345 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 của 362 đơn vị, được người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc.

- 32.140 người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động) của 124 đơn vị.

- 14.445 người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 121 đơn vị. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm