Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc tỉnh Kon Tum

Trần Kiên

Thứ hai, 08/11/2021 - 18:40

(Thanh tra) - Qua 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại Kon Tum, đã có gần 2 nghìn tỷ đồng được chi trả. Qua đó, rừng được bảo vệ và phát triển bền vững hơn, đồng thời tạo sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng ổn định cuộc sống.

Mô hình nuôi heo sọc dưa tạo thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Ảnh minh hoạ: Internet

Đồng bào có việc làm và thu nhập ổn định từ tiền DVMTR

Hơn 10 năm qua, tỉnh Kon Tum đã thu hơn 1.917 tỷ đồng từ tiền DVMTR và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, thực hiện chi trả ủy thác tiền DVMTR hơn 1.788 tỷ đồng, góp phần bảo vệ khoảng 384.000 ha rừng (khoảng 67% diện tích rừng toàn tỉnh), trồng 2.200 ha rừng trồng thay thế, hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để tổ chức cho người dân trồng rừng sản xuất được 647,37 ha.

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Kon Tum đã tạo ra bước đột phá, hiệu quả trong việc tạo nguồn lực tài chính ổn định phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững; đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân trong đó chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng thông qua hình thức giao đất, giao rừng của Nhà nước và nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng từ các đơn vị chủ rừng.

Chính sách chi trả DVMTR góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc, từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum, trong giai đoạn 2011-2020, trung bình mỗi năm thu nhập của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng từ nguồn chi trả DVMTR đạt bình quân mỗi hộ gia đình khoảng 5,6 triệu đồng/hộ/năm; cộng đồng dân cư thôn khoảng 68 triệu đồng/cộng đồng/năm.

Báo cáo của các đơn vị, địa phương có thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng đã chi trả tiền DVMTR giai đoạn 2011-2020 cho biết: Trung bình mỗi năm thu nhập từ nguồn chi trả DVMTR đạt bình quân mỗi hộ gia đình nhận khoán khoảng 8 triệu đồng/hộ/năm; cộng đồng dân cư thôn khoảng 147 triệu đồng/cộng đồng/năm; nhóm hộ khoảng 67 triệu đồng/nhóm hộ/năm, tổ chức khoảng 431 triệu đồng/ tổ chức/năm.

Tỉnh Kon Tum nằm phía Bắc Tây Nguyên. Theo thống kê năm 2017, tỉnh có dân số trên 526 nghìn người, mật độ khoảng 54 người/km2; người đồng bào dân tộc thiểu số như Xơ đăng, Ba na, Giẻ triêng, Gia rai, Brâu, Rơ mâm, Hrê… chiếm đa số với gần 56% dân số.

Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được mở tài khoản ngân hàng tiếp để tiếp nhận tiền DVMTR. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã mở 3.371/3.376 tài khoản ngân hàng cho 3.381/3.386 hộ gia đình, cá nhân và 49/49 tài khoản cho 49 cộng đồng dân cư thôn; thực hiện chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng với tổng số tiền chi trả là 56.309 triệu đồng.

Các đơn vị chủ rừng là tổ chức Nhà nước, các UBND xã, thị trấn có khoán quản lý bảo vệ rừng đã mở 2.433/2.673 tài khoản và chi trả tiền DVMTR cho các hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn, tổ chức nhận khoán theo quy định với tổng số tiền 192.460 triệu đồng.

Bà con người đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum tham gia tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum

Xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển sinh kế 

Với nguồn kinh phí từ chi trả DVMTR được nhận, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã tập huấn, hướng dẫn không ít cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển sinh kế các công trình phúc lợi góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn hộ gia đình bà con dân tộc thiểu số.

Ông Hồ Thanh Hoàng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tom cho biết, thông qua các hội nghị tuyên truyền, kết hợp tập huấn các mô hình phát triển sinh kế, một số xã đã triển khai thực hiện các mô hình phát triển sinh kế và mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Tiêu biểu như: Mô hình nuôi heo sọc dưa, nuôi dê, nuôi bò, trồng mít thái, trồng cà phê ở xã Văn Lem (huyện Đăk Tô), xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà), xã Đăk Man (huyện Đăk Glei) hay ở xã Ia Chim (TP Kon Tum)...

Mô hình nuôi heo sọc dưa sinh sản tại xã Văn Lem (Đăk Tô) được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tập huấn, cung cấp heo giống và thức ăn chăn nuôi, kiểm tra việc chuẩn bị chuồng trại, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc heo con và các điều kiện cần thiết để triển khai mô hình. Qua đó, các hộ gia đình như hộ A Vinh thôn Đăk Xanh, hộ A Vương và hộ Y Nguyệt thôn Tê Rông… là những hộ gia đình phát triển tốt mô hình nuôi heo sọc dưa sinh sản.

Gia đình ông Thưnh xã Ia Chim (TP Kon Tum) được giao bảo vệ 7,01 ha rừng từ năm 2014. Mỗi năm ông được nhận hơn 3 triệu đồng tiền chi trả DVMTR. Nhận được tiền chi trả DVMTR năm đầu tiên, ông vay mượn thêm mua được 2 cặp dê sinh sản. Đến nay, đàn dê nhà ông Thưnh đã tăng lên 20 con.

Hay gia đình ông Lip, thôn Plei Weh (TP Kon Tum), tháng 6/2020, ông Lip dùng toàn bộ 3,5 triệu đồng tiền chi trả DVMTR nhận được để mua 2 con dê. Đến nay, sau một năm chăn nuôi, đàn dê của ông Líp đã có 9 con.

Mô hình nuôi heo sọc dưa đã và đang mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân xã Đăk Pxi (Đăk Hà). Mô hình này được xã triển khai từ năm 2019 bằng nguồn tiền chi trả DVMTR mà cộng đồng dân cư thôn được trả qua công tác quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ nguồn tiền ổn định, vốn đầu tư thấp, có thể tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn, nên mô hình đã phát triển và rất thành công.

Hộ bà Y Mừng (làng Đăk Rơ Wang, thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi) là một trong những hộ gia đình phát triển tốt mô hình nuôi heo sọc dưa, mỗi năm thu được khoảng trên dưới 50 triệu đồng…

Ngoài ra, từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR, nhiều cộng đồng dân cư thôn xây dựng được quỹ chung, sử dụng để sửa chữa nhiều hạng mục phục vụ cộng đồng như nhà rông, đường điện, đường giao thông trong thôn… và duy trì phong trào chung của cộng đồng dân cư thôn./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm