Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chất lượng lao động chưa cao

Thứ ba, 01/04/2014 - 17:21

(Thanh tra) - Ngày 1/4, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCSEIF) và Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội (ESRI), Ailen đã đồng tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Thị trường lao động Việt Nam: Những phát hiện từ tiếp cận vi mô”.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Phương Anh

Chất lượng lao động thấp

Nghiên cứu “Nhìn lại nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2002-2012” của nhóm nghiên cứu do TS Nguyễn Văn Thuật  (Ban Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin, NCSEIF) làm Trưởng nhóm đã làm rõ nguồn cung lao động của Việt Nam trên cơ sở phân tích tổng quát về sự phát triển của lực lượng lao động, cũng như phân tích và so sánh tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo giới tính tại Việt Nam nói chung và theo giới tính ở khu vực nông thôn và thành thị nói riêng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào và đang phát triển, có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm, do vậy áp lực tạo việc làm mới là khá cao.

Xét theo khu vực thành thị/nông thôn, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn đang trong xu hướng giảm dần, còn khu vực thành thị có xu hướng tăng. Đây là hai xu hướng tích cực phản ánh thành quả trong tiến trình phát triển nói chung của Việt Nam. Tuy nhiên, điểm hạn chế của lực lượng lao động Việt Nam là chất lượng còn thấp, ngành nghề được đào tạo đáp ứng kém so với yêu cầu của thực tiễn công việc, cũng như đòi hỏi của thị trường lao động.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tại Việt Nam nói chung có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, Việt Nam đang là nước có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ ở mức cao hơn so với phần lớn các nước trên thế giới. Tỷ lệ này đang trong xu hướng tăng kể từ năm 2006. Ở nông thôn, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ cũng có xu hướng tăng như của cả nước kể từ năm 2006. Những thực trạng này cũng khác hẳn xu hướng của nam.

Trong khi đó, nghiên cứu “Sự chuyển đổi của thị trường lao động Trung Quốc và những vấn đề trong trung hạn” của TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VEPR) đã cho thấy nhiều so sánh thú vị. Với trường hợp của Trung Quốc, sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Trung Quốc trong 30 năm qua có phần đóng góp không nhỏ của nguồn vốn con người. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sự tăng trưởng của Trung Quốc trong 30 năm qua dựa trên lao động giá rẻ và chi phí vốn thấp.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, điều này có cơ sở, dù chưa phải là toàn bộ. Tuy nhiên, thị trường lao động Trung Quốc đang ở trong một giai đoạn chuyển đổi mà sự thích ứng với những chuyển đổi này sẽ tác động không nhỏ đến việc quốc gia này có thể trở thành cường quốc chế tạo hay không. Trung Quốc đang trải qua một quá trình biến đổi nhân khẩu học (demography) rõ nét. Đặc điểm của quá trình biến đổi này là quy mô dân số sắp đến giới hạn đồng thời quá trình già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ nhanh do ảnh hưởng của “chính sách một con” ban hành hồi thập niên 1980. Chịu tác động của sự biến đổi về mặt nhân khẩu học này, cung lao động tại Trung Quốc sẽ giảm dần.

Bên cạnh đó, chi phí lao động đã tăng mạnh tại Trung Quốc từ năm 2010 nên có thể kỷ nguyên tăng trưởng dựa vào lượng lao động chi phí thấp sẽ chấm dứt. Trung Quốc phải nhanh chóng tìm cách chuyển đổi và thích nghi với việc tăng trưởng dựa vào lao động có trình độ cao hơn nhằm đáp ứng mục tiêu dựa vào sáng tạo để tạo ra tăng trưởng dài hạn.

Thu nhập tăng lên cùng trình độ học vấn

Kết quả nghiên cứu hỗn hợp giữa nhóm chuyên gia NCSEIF và ESRI, Ailen về lợi tức giáo dục và cầu lao động ở Việt Nam cho thấy lợi tức giáo dục ở nam và nữ ở Việt Nam đều thể hiện xu hướng tuyến tính trong cả hai năm với thu nhập tăng lên cùng với trình độ học vấn. So với nam giới không bằng cấp, lợi tức với các nhóm trình độ trung học phổ thông trở xuống đã giảm từ 2002 - 2010 trong khi lợi tức ở cấp dạy nghề trở lên lại tăng. Nam giới có trình độ sau đại học nhận được mức thu nhập tăng cao nhất giai đoạn này. Các kết quả tương tự cũng được phát hiện ở nữ, ngoại trừ lợi tức với nữ có trình độ dạy nghề và sau đại học giảm trong khi lợi tức ở nhóm này ở nam lại tăng trong giai đoạn nghiên cứu.

Xét về cầu lao động tương đối, các kết quả cho thấy cầu đối với lao động ở mọi trình độ, ở cả nam và nữ so với nhóm không bằng cấp đều tăng giai đoạn 2002 - 2010. Tuy nhiên, mức tăng cầu đặc biệt mạnh đối với nhóm có trình độ dạy nghề trở lên, đặc biệt là cấp sau đại học. Kết quả cũng khẳng định rằng cầu tương đối đối với nữ có trình độ dạy nghề trở lên không lớn bằng cầu đối với lao động nam có trình độ tương tự.

Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt (trên 7% trong giai đoạn 2002 - 2010 đối với Việt Nam) có thể là một bối cảnh  tốt cho sự gia tăng lợi tức giáo dục và cầu về lao động có kỹ năng. Bên cạnh đó, do tỷ lệ lao động qua đào tạo tại Việt Nam rất thấp, nền kinh tế thiếu những lao động có trình độ tốt nên mức lương cho những người có trình độ cao có thể  vẫn sẽ tăng, thể hiện mức cầu cao.

Các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy, trong giai đoạn 2002 - 2010, nam giới nên đầu tư cho các cấp học càng cao càng tốt bởi họ sẽ nhận được mức thù lao tăng dần theo trình độ học vấn. Nữ giới cũng nên đầu tư cho các cấp học cao hơn  trung học phổ thông nhưng cũng chỉ nên dừng lại ở tốt nghiệp đại học do mức lương ở các cấp học sau đại học có xu hướng giảm.

Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, với các nhà lập chính sách, Việt Nam đang rất cần các giải pháp cụ thể trong cải cách giáo dục cũng như trong phổ biến thông tin về lợi tức của giáo dục để thu hút nhiều hơn nữa sự đầu tư cho giáo dục và đào tạo của các cá nhân. Đã có rất nhiều chính sách được đưa ra nhằm nâng cao trình độ giáo dục cho người dân nói chung, trình độ và kỹ năng của người lao động nói riêng nhưng thực trạng vẫn chưa được cải thiện.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm