Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chất cấm Salbutamol còn tồn đủ đầu độc 1 triệu con heo nhưng Cục Quản lý Dược vẫn cho nhập 100kg

Thứ năm, 15/09/2016 - 15:15

Lấy lý do Salbutamol đã cạn kiệt, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho nhập thêm 100 kg. Tuy nhiên, có hơn 2 tấn chất này bị tạm giữ ở Bình Dương vẫn còn nguyên, chưa ai xử lý. Nếu bị lọt ra ngoài, lượng Salbutamol này đủ... đầu độc một triệu con heo!

Mấy ngày qua, thông tin Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) - nơi ông Trương Quốc Cường làm Cục trưởng - cho phép nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol để làm thuốc sau 9 tháng ngừng cấp phép đã làm người chăn nuôi lo lắng. Chỉ trong năm 2015, hàng loạt hộ chăn nuôi ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) - vùng trọng điểm nuôi heo ở miền tây, bị phát hiện dùng chất Salbutamol để kích thích heo tăng trọng. Đáng nói, có hộ bị phát hiện một lần, quyết định xử phạt ký chưa ráo mực thì lại tái phạm. Theo người chăn nuôi, giá mỗi kg Salbutamol bán trôi nổi khoảng 17 triệu đồng, có thể pha trộn vào 100 tấn cám. Tính ra, mỗi tấn cám chỉ tốn 170.000 đồng tiền "độc dược" nhưng lại giúp heo tăng trọng khủng khiếp nên các hộ nuôi heo bằng Salmutamol giá thành sẽ rất thấp, đẩy người chăn nuôi chân chính vào chỗ thua lỗ.

Từ đầu năm đến nay, trước sức ép của dư luận, chất Salbutamol không được về Việt Nam. Tuy nhiên, sau 9 tháng "cấm cửa", Cục Quản lý Dược đã cấp phép cho 2 đơn vị nhập khẩu lượng tối thiểu 100 kg Salbutamol là Công ty cổ phần Dược Vacopharm và Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I -Pharbaco (mỗi đơn vị 50 kg), đồng thời giao Sở Y tế địa phương giám sát, kiểm tra việc nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu của các đơn vị trên 

Cục Quản lý Dược cho biết, Cục “mở cửa” cho salbutamol là vì nhu cầu sản xuất thuốc trong nước. Trong 9 tháng qua, Cục ngừng cấp phép nhập khẩu vì muốn các công ty đã nhập khẩu sử dụng hết lượng Salbutamol còn tồn. Thời gian này, nếu công ty nào có nhu cầu sử dụng Salbutamol để làm thuốc thì Cục Quản lý Dược sẽ giới thiệu sang các công ty vẫn còn dư Salbutamol để mua lại chứ không nhập khẩu. Còn hiện nay, lượng Salbutamol đã cạn kiệt nên Cục có văn bản cho phép tiếp tục nhập khẩu trở lại. Theo báo cáo, trong 2 năm 2014 và 2015, đã có hơn 9 tấn Salbutamol được nhập về. Riêng năm 2016, đây là 100 kg đầu tiên.

Mấy ngày nay, thông tin lợn nhiễm chất cấm lại khiến người chăn nuôi chân chính như ngồi trên lửa. Ngoài chất tạo nạc “truyền thống” là Salmutamol được nhập về với danh nghĩa điều chế thuốc trị hen suyễn, ngành nông nghiệp vừa phát hiện chất tạo nạc mới là cystemine - được nhập về làm thuốc trị các bệnh liên quan đến thận, cơ và tuyến giáp được trộn vào thức ăn chăn nuôi.

Trong khi Cục Quản lý Dược khẳng định đã cạn kiệt Salbutamol thì tại Bình Dương, vẫn còn một công ty “trữ” 2.050 kg. Cụ thể, theo báo cáo của Cục Cảnh sát môi trường (C49), đơn vị này đã lập chuyên án và phát hiện có 6.268 kg Salbutamol được bán ra thị trường không phải để điều chế thuốc. Trong số này, Công ty TNHH Hóa dược Minh Anh (địa chỉ khu phố Hòa Long, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) bán ra không đúng đối tượng, khi bị kiểm tra đã thu hồi và lưu giữ tại kho là 2.050 kg. Theo C49, số lượng Salbutamol này vẫn chưa bị xử lý. Theo phân tích của người chăn nuôi, số lượng Salbutamol này đủ để pha trộn vào 200.000 tấn cám, đủ để đầu độc cả triệu con heo, vì heo chỉ được vỗ béo bằng chất này vào giai đoạn sắp sửa xuất chuồng.Theo báo cáo của C49, trong 2 năm qua đã có hơn 6 tấn Salbutamol được tuồn ra ngoài không phải với mục đích sản xuất thuốc. Thay vì nhập về để cứu người, chất này biến thành độc dược để biến thức ăn thành nguồn gây ung thư. Với số lượng 6 tấn, số Salmutamol này đủ đầu độc nhiều triệu con heo, góp phần giết người tiêu dùng. Nhưng cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa trả lời chính xác là số độc chất này đã đi đâu về đâu. Lấy lý do nguồn Salbutamol cạn kiệt rồi cho nhập 100 kg trong năm 2016, trong khi lượng tồn kho chỉ tại một doanh nghiệp đã gấp hơn 20 lần con số được nhập trong cả năm, Cục Quản lý Dược cần có câu trả lời rõ ràng với người dân cả nước.

Theo Cường Đông/NTD

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm