Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chăn nuôi an toàn sinh học, tránh phát sinh dịch bệnh trên gia cầm

Thứ bảy, 13/04/2019 - 09:51

(Thanh tra) – Là ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tại “Hội nghị thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gia cầm” với sự tham gia của đại diện 32 tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp trong ngành diễn ra ngày 12/4, tại Hà Nội.

Cần phải đảm bảo lợi ích cho các thành phần tham gia chuỗi chăn nuôi. Trong khâu giống phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, giống phải chất lượng cao, đáp ứng từng phân khúc chăn nuôi...", Bộ trưởng Nguyễn Văn Cường chia sẻ như vậy tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gia cầm" diễn ra tại Hà Nội ngày 12/4. Ảnh: LP

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho biết, năm 2018, số lượng đàn gia cầm cả nước đạt 409 triệu con, trong đó có 317 triệu con gà (chiếm 77,5%); 92 triệu con thủy cầm (chiếm 22,5%). Trong tổng đàn gà thì gà thịt chiếm 77,6%, gà đẻ chiếm 22,4%. Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, trong đó, thịt gà gần 840.000 tấn, chiếm 76,5%, thịt thủy cầm gần 258.000 tấn, chiếm 23,5%. Sản lượng trứng đạt trên 11,6 tỷ quả, trong đó trứng gà chiếm 60%, trứng thủy cầm chiếm 40%.

Đạt được kết quả này, theo ông Nguyễn Văn Trọng, là do Việt Nam đang sở hữu một bộ giống gia cầm phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, gồm các giống gia cầm siêu thịt, gia cầm siêu trứng, kiêm dụng, các giống gia cầm từ nguồn nhập ngoại, nguồn gien quý trong nước và chọn tạo ra các dòng giống mới.

Cũng theo ông Trọng, với thị trường trên 95 triệu dân và khoảng 15 triệu khách du lịch, nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt gia cầm ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, trứng vịt là một trong những sản phẩm có khả năng xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và Nam Á. Thịt và gan xuất khẩu sang các nước châu Âu. Việc tiếp cận và tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại tự do đã và đang được đẩy mạnh sẽ có tác động đến khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm gia cầm.

Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu được các sản phẩm gia cầm, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, việc kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm và xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cần tổ chức kiểm soát các vi sinh vật khác, loại bỏ các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm để đảm bảo yêu cầu nhập khẩu của các nước, đặc biệt là các nước khó tính như Nhật Bản, Úc, Singapore.

Theo ông Đông, đối với chuỗi thịt gà chế biến, để vào được thị trường Nhật Bản, Cục Thú y đã phải mất 2 năm đàm phán với Cục Thú y Nhật Bản, Cục An toàn Y tế Nhật Bản, cung cấp các kết quả giám sát dịch cúm gia cầm, các vi sinh vật gây hại, chất tồn dư độc hại… theo chuỗi khép kín từ sản xuất thức ăn đến khâu giết mổ.

“Mặc dù đã được phép xuất khẩu vào thị trường này, nhưng quy trình kiểm soát chất lượng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, từng lô hàng khi cập cảng của nước nhập khẩu đều phải được lưu lại ở cảng để Cơ quan Thú y Nhật Bản tổ chức lấy mẫu kiểm tra các loại mầm bệnh, các chỉ tiêu về tồn dư kháng sinh… đạt yêu cầu thì mới được phép đưa vào tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản”, ông Đông chia sẻ.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: LP

Tại hội nghị, nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng ngành Chăn nuôi cần có chiến lược cụ thể nhằm thúc đẩy xuất khẩu những sản phẩm như: Nuôi yến, nuôi gà chế biến và những sản phẩm được chế biến từ trứng gia cầm. Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ để giúp nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp đầu tư phát triển gia cầm, trước mắt là bù đắp cho lượng thịt lợn có thể bị thiếu hụt vào dịp cuối năm do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.

Để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gia cầm trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng, trước mắt cần tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn có chứng nhận chất lượng. Đồng thời cần đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã có sản phẩm gia cầm đi các thị trường trên thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các sản phẩm như: Koyu & Unitek, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam.... Đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường và xuất khẩu sản phẩm gia cầm vào các thị trường tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines....

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, ngành Chăn nuôi gia cầm đang có dư địa rất lớn để phát triển, nhất là trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, có thể nguồn cung chưa thể đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường trong một thời điểm nhất định. Đó là chưa kể, nhu cầu của thị trường thế giới về thịt gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm cũng ngày càng tăng.

Đề cập đến các nhóm giải pháp để thúc đẩy sản xuất gia cầm hướng đến xuất khẩu, Bộ Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, thúc đẩy sản xuất gia cầm phải theo quy hoạch, không phát triển tràn lan. Theo đó, chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học, tránh để phát sinh dịch bệnh trên gia cầm. Với từng quy mô ngành hàng phải định dạng được thị trường tránh cung vượt cầu.

“Đảm bảo an toàn và hiệu quả là vấn đề phải tính toán cụ thể, yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ các chuỗi giá trị về sản xuất gia cầm. Cần phải đảm bảo lợi ích cho các thành phần tham gia chuỗi chăn nuôi. Trong khâu giống phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, giống phải chất lượng cao, đáp ứng từng phân khúc chăn nuôi. Cùng với đó là kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn về thú y, không để dịch bệnh xảy ra”, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Để chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cần phát triển các chuỗi sản xuất khép kín, hướng đến các mô hình trang trại thay vì nông hộ như hiện nay; phát triển các sản phẩm chế biến nhằm tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao; tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã có sản phẩm gia cầm đi các thị trường thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm.

Lê Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm