Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cầu, đường mới xây xong thành... bãi đổ rác

Thứ ba, 06/09/2016 - 11:19

(Thanh tra) - Đây là hiện tượng xảy ra tại khu vực Cầu Sét - nơi giáp ranh giữa 3 phường Tân Mai, Giáp Bát và Thịnh Liệt của quận Hoàng Mai; cũng là hiện tượng xảy ra ở không ít con đường mới được xây dựng khác tại Hà Nội.

Mặt đường cầu Sét mới được xây dựng xong, người dân lại tiếp diễn cảnh "sống chung với rác". Ảnh: OH

Bãi tập kết rác nằm vùng giáp ranh - “cha chung không ai khóc”?

Trong những ngày gần đây, người và phương tiện lưu thông từ phố ngã ba phố Trương Định - Giáp Bát đến ngã Tư Kim Đồng - Tân Mai hoặc chiều ngược lại thì đến đoạn Cầu Sét không khỏi chướng mắt vì một lượng rác thải, chủ yếu là vật liệu xây dựng, đất đá đổ chất thành từng đống lớn.

Theo quan sát của phóng viên, khu vực từ ngã ba Trương Định - Giáp Bát là đường 2 chiều không có dải phân cách và mặt đường khá hẹp, đến đoạn cầu Sét thì rải phân cách được chia làm 2, mặt cầu cũng được mở rộng gấp đôi đường Trương Định. Do mặt cầu được mở rộng để chuẩn bị cho việc giải tỏa mở rộng kéo dài đến ngã tư Tân Mai – Kim Đồng chưa được thực hiện nên gần như một làn đường trên cầu Sét rất ít phương tiện đi vào mà chủ yếu là người đi bộ và các phương tiện của các nhà dân sát bờ sông di chuyển. Đây cũng chính là “điều kiện” thuận lợi để việc đổ trộm phế thải xây dựng, đất đá thực hiện.

Rác thải bủa vây cầu Sét, chỉ còn 1/3 diện tích mặt đường cho người dân đi lại. Ảnh: OH

“Nhà ở khu Chung cư Nam Đô, ngày nào cũng đi qua khu vực cầu Sét, khoảng hơn 1 tuần trở lại đây xuất hiện tình trạng đổ đất đá, phế thải xây dựng đầy 1 làn đường trên cầu, rác thải xây dựng chất thành từng đống và kéo dài hàng chục mét, chiếm hết phần lớn lối đi của đường dẫn vào các nhà dân khu vực sát bờ sông, nhìn rất khó chịu và chướng mắt”, anh Nguyễn Minh Tiến chia sẻ.

Nhiều người dân thường xuyên đổ xăng ở cây xăng đối diện “bãi rác” này cũng rất khó chịu mỗi lần dừng lại và bắt gặp cảnh tượng trên. Với nhiều người dân sống quanh khu vực trên thì vài ngày đầu cũng cảm thấy bực mình vì cầu, đường mới xây xong thành chỗ tập kết rác và phế thải xây dựng.

Ngay trong nội thành, con đường Trần Khát Chân nhiều năm mới được thông suốt, kéo dài nay rác lại "tấn công". Ảnh: OH

Theo tìm hiểu của chúng tôi, “bãi rác” phế liệu xây dựng tại cầu Sét là do tình trạng đổ trộm của một số đối tượng lợi dụng lúc đêm tối, không ai phát hiện, phản ứng. Trước đó, khi cầu Sét còn là cầu sắt cũng là nơi tập kết rác tại khu vực và trở thành “điểm nóng” ô nhiễm rác thải nhiều năm nay. Đáng nói, nhiều lần người dân xung quanh khu vực kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng không được giải quyết triệt để bởi “bãi rác” nằm trên khu vực giáp ranh giữa 3 phường Giáp Bát – Tân Mai – Thịnh Liệt. Sau một thời gian cũng có sự vào cuộc phối hợp giữa 3 phường để di chuyển bãi rác này, thế nhưng tình trạng vẫn tái diễn.

Nhiều khu vực đường mới xây cũng thành bãi đổ rác

Khảo sát của phóng viên tại một số khu vực khác tại Hà Nội, như đường Trần Khát Chân kéo dài đến đường giáp đê, mặc dù đường mới được thông, xây dựng cũng khang trang và sạch đẹp, thế nhưng tình trạng đổ trộm rác thải sinh hoạt và rác thải xây dựng vẫn diễn ra. Hình ảnh này này thể hiện sự thiếu văn hóa trong một bộ phận người dân đổ trộm rác, đồng thời tạo sự nhếch nhác, thiếu văn minh của tuyến phố mới được thông xe giữa Thủ đô.

Đường Cienco 5 kéo dài từ Khu Xa La (Hà Đông) đến huyện Thanh Oai nhiều đống rác thải gây nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: OH

Không chỉ có nội thành mà ngoại thành đường Thanh Hà - Cienco 5 (đường từ Khu đô thị Xa La (Hà Đông) đến khu vực huyện Thanh Oai, tình trạng đổ trộm đất, đá, phế thải xây dựng cũng trở nên khá phổ biến và xuất hiện với tần suất tương đối nhiều.

Chỉ cần di chuyển từ Khu đô thị Xa La xuống khu vực huyện Thanh Oai thì dọc đường chừng hơn 10km dễ dàng “đập” vào mắt hàng chục bãi rác, đất đá, phế thải xây dựng bị đổ trộm chất thành từng đống cách nhau vài chục mét một dọc tuyến đường. Nhiều đống rác xây dựng còn bị đổ trộm một cách “cẩu thả” tràn xuống lòng lề đường đây là điều hết sức nguy hiểm, dễ phát sinh tai nạn, nhất là đối với người và phương tiện lưu thông qua tuyến đường này khi trời tối hoặc lúc mờ sáng...

Đường vào xã Thanh Thùy (Thanh Oai) cũng trong tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi lấn ra mặt đường. Ảnh: OH

Theo quy định, hành vi đổ trộm phế thải, đất, đá xây dựng hoặc các loại xe tải chuyên chở đất, cát không che kín thành thùng và làm đổ xuống mặt đường gây nguy cơ mất an toàn giao thông thì Thanh tra Giao thông có quyền xử phạt. Thế nhưng, đa phần việc đổ trộm trên lợi dụng lúc đêm tối, lúc không có lực lượng chức năng để thực hiện nên rất khó phát hiện, bắt quả tang, xử lý.

Theo một Thanh tra giao thông thì trách nhiệm chính vẫn thuộc về vấn đề quản lý của chính quyền địa phương cấp xã (phường) sở tại phải giải quyết. Do đó, những hiện tượng nói trên tại các phường, xã liên quan cần có giải pháp hợp lý để xử lý tình trạng đổ đất đá, phế thải xây dựng. Góp phần đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm