Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần nhân rộng những mô hình hiệu quả

Thứ sáu, 22/07/2011 - 09:37

(Thanh tra)- Hơn 10 năm “tìm đường” đào tạo nghề cho lao động địa phương, đến nay, Cty TNHH Xuất nhập khẩu Mai Bình (gọi tắt là Cty Mai Bình) đã vượt qua khó khăn và thành công với mô hình dạy nghề, tổ chức việc làm kết hợp với xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiên sản phẩm lao động ở Hòa Bình.

Cần nhiều hơn những mô hình sản xuất tiêu thụ khép kín để phát triển làng nghề.

Đóng “học phí” tìm mô hình tốt
Cty Mai Bình là một trong những doanh nghiệp sớm nhất tập hợp được lao động lẻ, dư thừa, nhàn rỗi ở một số khu vực đông dân, vùng nguyên liệu sản xuất chít tại Hòa Bình cách đây hơn chục năm.

Thời điểm đó, việc tuyển chọn lao động truyền thống mới chỉ giải quyết được lực lượng làm thuê cục bộ, tạo ra sản phẩm bị động trên thị trường. Do vậy, việc thu mua nguyên liệu chỉ mang tính thời vụ, nhỏ lẻ, không bảo đảm được kế hoạch. Mặt khác, chất lượng nguyên liệu không đồng đều, vì gom nhặt nhiều vùng địa lý khác nhau khiến các sản phẩm xuất khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào lao động thời vụ với chất lượng không đáp ứng được hợp đồng.

Những thực tế đó đòi hỏi phải có một mô hình kinh doanh, sản xuất phù hợp với nguyên liệu địa phương và đáp ứng được đơn hàng xuất khẩu. Cty Mai Bình đã mạnh dạn ứng tiền, đầu tư cho lao động nhàn rỗi ở các vùng Kim Bôi, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Mai Châu… để khai thác nguyên liệu, gia công sản phẩm. Cùng với đó, cây chít ở các khu đồi gần TP Hòa Bình cũng được trồng bước đầu manh nha một mô hình kinh tế kết hợp từ khâu nguyên liệu sống - đào tạo nghề - sản xuất - tiêu thụ.

“Tuy nhiên, do manh mún, bị động, thiếu đồng bộ, chưa có cơ chế và sự phối hợp đồng bộ nên thất thoát tài chính đã xảy ra. Cty đã tổn thất và nợ đọng lao động ở các vùng lên tới trên 1,2 tỷ đồng. Sự tổn thất này coi như “học phí” để tiếp tục có được mô hình đúng”, bà Trương Thị Bình, Giám đốc Cty thừa nhận.

Gắn với mô hình “4 liên kết”
Hòa Bình là tỉnh có nhiều lao động thiếu việc làm, kỹ năng lao động còn lạc hậu, nhiều hộ nghèo. Song đây lại là khu vực có diện tích lâm nghiệp chiếm tới hơn 41%, thổ nhưỡng đất cho các loại cây chít, mây, tre, nùng… Vì vậy, rất phù hợp với cây làm nguyên liệu để sản xuất tết bện các sản phẩm thủ công xuất khẩu. Nếu có thêm lực lượng lao động được đào tạo và có tay nghề thì tiềm năng về một làng nghề thủ công phát triển bền vững, nhiều hình thái kinh tế phù hợp với địa phương là không nhỏ.

Dựa trên những điều kiện này và thế mạnh riêng của doanh nghiệp, Cty Mai Bình đã triển khai trồng rừng 3 mô hình lớn ở Kim Bôi, Kỳ Sơn, Đà Bắc (Hòa Bình) từ 200 - 300ha. Bước đầu, các địa phương đã đồng thuận triển khai. Song song với việc trồng rừng nguyên liệu, cơ sở đã chủ động mời các thầy giáo, cán bộ dạy nghề đào tạo 2 nghề trồng, chăm sóc cây nguyên liệu làm tăm hương và cây nguyên liệu làm chổi chít cho 140 học viên (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) tại xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn và xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Sau đào tạo, lao động được bố trí làm việc ngay tại Cty với mức lương khởi điểm 800 nghìn - 1 triệu đồng và đạt khoảng 2 triệu đồng khi tay nghề hoàn thiện.

Trưởng Ban Đào tạo, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt đánh giá, hiện kế hoạch thí điểm mô hình xây dựng làng nghề gắn với vùng nguyên liệu của Cty Mai Bình đã hoàn thành. Hầu hết học viên là người dân tộc thiểu số đã biết cách trồng, chăm sóc cây chít và làm chổi chít xuất khẩu. Đây là những thành công bước đầu của mô hình và thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mở rộng quy mô đào tạo nghề. Bước đầu, Cty Mai Bình đã tìm ra mô hình “4 liên kết”: Sản xuất, xuất khẩu tăm hương, chổi chít gắn với vùng nguyên liệu, đào tạo nghề và bao tiêu sản phẩm cho người dân địa phương, nhất là lao động miền núi, vùng sâu, vùng xa, đã cho những kết quả thành công ban đầu.

Thu Trang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm