Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần kiểm tra làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan

Thành Nam

Thứ bảy, 23/03/2024 - 18:21

(Thanh tra) - Chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2024, trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội phát sinh hơn 50 vi phạm mới đã được lập hồ sơ, xử lý về hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Trong đó, không ít các nhà xưởng sản xuất, kinh doanh các mặt các mặt hàng có nguy cơ cháy nổ cao.

Hiện trường vụ cháy xưởng chiết nạp gas trái phép làm môt người chết tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín. Ảnh: TN

Hiện nay địa bàn huyện Thường Tín có gần 1.000 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và có nhiều làng nghề sản xuất hàng hóa dễ cháy nổ như: Chăn ga gối đệm xã Tiền Phong; chế biến gỗ xã Vạn Điểm; nghề sơn mài Duyên Thái; mây tre đan Ninh Sở; có 3 chợ giao thương hàng hóa lớn (chợ Vồi, chợ Tía, chợ Đỗ Xá)…

Khu nhà xưởng rộng hàng trăm m2 xây dựng trái phép tại xã Khánh Hà. Ảnh: TN

Ngoài ra còn hàng trăm nhà xưởng tự phát, xây dựng trái phép trên đất công, đất nông nghiệp hoạt động trong trạng thái không đủ điều kiện về PCCC. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, tại một số xã phát sinh vi phạm mới đã được lập hồ sơ, xử lý, gồm: Xã Khánh Hà 38 trường hợp, xã Ninh Sở 9 trường hợp, xã Vạn Điểm 2 trường hợp, xã Tô Hiệu 2 trường hợp.

Đây là các trường hợp lợi dụng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp được giao, đất thuê của UBND xã, xây dựng công trình trái phép vi phạm hành lang bảo vệ an toàn các công trình đê điều, thủy lợi, hành lang thoát lũ, vi phạm chiếm đất công.

Một nhà kho rộng lớn nằm ngay cạnh UBND xã Khánh Hà. Ảnh: TN

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Thường Tín đã xảy ra nhiều vụ cháy, điển hình như vụ cháy xảy ra vào ngày 29/11/2023 tại xưởng sản xuất thuốc thú y có diện tích khoảng 500m2, kết cấu khung thép, mái tôn thuộc Cụm Công nghiệp Liên Phương (huyện Thường Tín, Hà Nội).

Quá trình chữa cháy, lực lượng chức năng đã cứu 3 nạn nhân và hướng dẫn 1 người mắc kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn.

Đêm ngày 05/03/2024, tại khu nhà xưởng xây dựng trái phép dùng làm cơ sở sang chiết gas trái phép tại xã Khánh Hà xảy ra cháy nổ, hậu quả là toàn bộ nhà xưởng khung thép, lợp tôn bị sụp đổ hoàn toàn.

Vụ cháy làm 3 người bị bỏng phải đi cấp cứu tại Viện Bỏng quốc gia, đến sáng ngày 06/03/2024, do bị thương quá nặng ông M.V.C. đã tử vong.

Điều đáng nói là nhà xưởng này phát sinh sai phạm về quản lý, sử dụng đất và xây dựng từ thời điểm tháng 10/2023.

Đến tháng 01/2024, tiếp tục phát sinh vi phạm, UBND xã đã phát hiện nhưng không kiên quyết xử lý nên xảy ra sự việc đau lòng nói trên.

Ngay chính khu xưởng bị cháy là nhà xưởng sản xuất nhựa của Công ty TNHH Sản xuất nhựa Cường Ngọc đã có kết luận phải di dời từ năm 2021. Ảnh: TN

Mới đây, sau khi xảy ra vụ cháy vào ngày 12/03/2024, tại khu vực ngã bảy Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 21/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác PCCC cầu "Bộ trưởng Bộ Công an, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng PCCC, cứu nạn, cứu hộ, các điều kiện an toàn cháy, nổ cho người dân và các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn; tập trung triển khai các phương án bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ tại các địa điểm tập trung đông người, khu vực diễn ra các lễ hội”.

Phế thải nhựa, vải chất đống ngay cạnh bờ sông gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường xuất phát từ các nhà xưởng kinh doanh trái phép. Ảnh: TN

Trước hiểm họa khôn lường của các vụ hỏa hoạn, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm chấn chỉnh các cơ sở hoạt động không đảm bảo về PCCC.

Những năm qua công tác PCCC đã được Huyện ủy, UBND huyện Thường Tín, cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn thể Nhân dân quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả tích cực.

Trong năm 2023, huyện đã tiến hành kiểm tra an toàn PCCC, cứu nạn, cứu hộ đối với 1.274 cơ sở, trong đó: Lập 1.274 biên bản kiểm tra; xử lý vi phạm hành chính 109 trường hợp với số tiền phạt 266,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, để không xảy ra các vụ cháy thương tâm như ở xã Khánh Hà vừa qua, trước hết các cấp chính quyền sở tại, lực lượng cảnh sát PCCC cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trrong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những cơ sở hoạt động vi phạm về đất đai, xây dựng, PCCC.

Bên cạnh đó, cũng cần phải xác minh làm rõ trách nhiệm của Công an huyện Thường Tín trong công tác phòng, chống cháy nổ, trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Thường Tín cũng như Chủ tịch UBND xã Khánh Hà trong công tác quản lý đất đai, xây dựng.

Có như vậy thì các quy định của pháp luật mới được thực thi một cách nghiêm minh, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mới thực sự đi vào đời sống Nhân dân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm