Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/09/2016 - 22:47
(Thanh tra) - Hà Nội đang xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội”. Theo đó, sẽ cấm xe máy tỉnh lẻ vào nội đô TP. Vấn đề đặt ra, phương tiện giao thông nào sẽ thay thế và có khả thi…
Theo Dự thảo Đề án, từ năm 2021 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội ô (đường vành đai 1) từ 7h đến 19h hàng ngày. Ảnh: Internet
Từ năm 2021, cấm xe máy ngoại tỉnh vào nội đô
Theo Dự thảo Đề án, với xe máy, lộ trình hạn chế sẽ thực hiện 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2020): Sẽ hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ hai ngày cuối tuần, và các ngày lễ, Tết. Từ năm 2021 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội ô (đường vành đai 1) từ 7h đến 19h hàng ngày. Đồng thời hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần.
Giai đoạn 2 (từ năm 2023): Sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh tại các khu vực phía trong đường vành đai 2 và mở rộng hạn chế xe máy từ phố cổ ra các tuyến phố cũ (khu phố xây dựng từ thời Pháp thuộc như phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt).
Giai đoạn 3 (đến năm 2025): Sẽ thực hiện cấm xe máy một số địa điểm phía trong đường vành đai 3.
Với ô tô cá nhân, Dự thảo Đề án đưa ra phương án hạn chế hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực nhất định. Bên cạnh đó cho phép ô tô cá nhân đi vào giờ cao điểm tại một số khu vực trung tâm nhưng thực hiện thu phí.
TP sẽ dừng cấp phép sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ ô tô, xe máy tại 4 quận nội ô (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng); tăng phí giữ ô tô, xe máy tại khu vực trung tâm để không khuyến khích sử dụng xe cá nhân.
Phải có lộ trình, phát triển phương tiện công cộng
Cho ý kiến về vấn đề này, theo Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn, một TP phát triển trong quá trình đô thị hóa mạnh của một quốc gia với nạn kẹt xe như ở TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, thì đề án đó là một giải pháp hành chính.
Nhưng áp dụng như thế nào thì phải có một lộ trình cụ thể. Theo đó, Hà Nội cần giải quyết một loạt các vấn đề khác như phát triển phương tiện công cộng như thế nào. Phải tính các tuyến đường phố bị cấm xe đó thì mật độ đi lại, sinh sống của người dân thế nào để có giải pháp cho phù hợp…
Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh, việc thực hiện đề án phải có lộ trình, phát triển phương tiện công cộng để việc đi lại trong TP vừa thuận lợi, vừa bảo đảm đời sống của người dân. Ảnh: TN
“Những việc làm này, phải có bước đi hợp lý để người dân quen dần, có thay đổi thói quen sử dụng các loại phương tiện công cộng để việc đi lại trong TP vừa thuận lợi, vừa bảo đảm đời sống của người dân. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện Đề án này mà ảnh hưởng quá lớn đến đời sống của người dân thì cũng phải tính lại”, ông Sơn nói.
Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cũng lưu ý, từ thực tế hiện nay rõ ràng, Hà Nội đang đối mặt với một vấn đề rất căng thẳng là vấn đề giao thông, mà giao thông với bất cứ một đất nước nào trên thế giới cũng là bài toán khó. Đặc biệt, ở những TP có tốc độ đô thị hóa nhanh, dày đặc như Hà Nội thì những quyền lợi khác của người dân cần phải cân nhắc cho tương xứng, chứ không phải chỉ nghĩ đến việc đi lại thôi thì không đầy đủ lắm.
Còn Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Bùi Văn Xuyền nhận định, việc cấm xe máy ngoại tỉnh phải dựa vào thực tiễn và nhu cầu của người dân. Cho nên, cần tính đến cả những trường hợp nhiều người ở địa phương khác đang làm việc, mưu sinh tại Hà Nội nhưng không có hộ khẩu ở Hà Nội thì vẫn phải đi xe máy ở tỉnh lẻ thì sẽ cấm như thế nào? Liệu có khả thi hay không, họ có đồng tình không, bởi số lượng này là khá lớn.
Theo ông Bùi Văn Xuyền, bây giờ cần lấy ý kiến nhân dân để làm sao bảo đảm hài hòa giữa cái chung và cái riêng. Việc phân làn phân tuyến, từng tuyến đường một thì ta có thể làm được để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, cấm xe máy thì phải có các phương tiện công cộng hỗ trợ để đảm bảo cho người dân đi lại, nhưng liệu phương tiện này có đảm bảo, thay thế xe máy được không. Ví dụ như xe công cộng, xe buýt để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân theo một lộ trình, phương án.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà