Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Các địa phương đã thực sự sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành

Thứ ba, 15/12/2020 - 20:00

Đâylà nội dung được Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án biểu dương khi đánh giá tổng kết giai đoạn 2010-2019 của Đề án

Đào tạo nghề bằng mô hình. Ảnh minh họa (nguồn internet)

Được đánh giá là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án), các địa phương đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các cấp (tỉnh, huyện, xã).

Giai đoạn 2010-2015, 100% các tỉnh/thành ủy đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” hoặc đưa nội dung “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh/thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Vì vậy, đến hết năm 2012, 100% tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Đề án đến cấp xã.

Giai đoạn 2016-2020, Các tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương đã kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, bổ sung thành viên Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo cấp tỉnh là cán bộ của Văn phòng điều phối cấp tỉnh thực hiện Chương tình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hàng năm, Thường trực Ban Chỉ đạo tại địa phương đã xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn các huyện, xã trong tỉnh.

Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc phân công cán bộ theo dõi về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, trong đó, 45 địa phương đã bố trí 435 cán bộ chuyên trách, 18 địa phương bố trí cán bộ kiêm nhiệm theo dõi về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cấp huyện.

Xây dựng, phê duyệt Đề án trên địa bàn tỉnh, các tỉnh, thành phố đã chủ động rà soát, cập nhật, bổ sung và phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi phí đào tạo làm căn cứ triển khai thực hiện. Cụ thể: đã phê duyệt 4.355 lượt danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn (gồm 1.719 nghề nông nghiệp và 2.636 nghề phi nông nghiệp); ban hành định mức chi phí đào tạo cho 3.657 lượt nghề (gồm 1.457 nghề nông nghiệp và 2.200 nghề phi nông nghiệp). Các địa phương đã huy động một lượng lớn cơ sở (1.710 cơ sở) tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, gồm: 102 trường cao đẳng nghề, 181 trường trung cấp nghề, 593 trung tâm dạy nghề, 273 doanh nghiệp và 561 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg (Thông báo số 266/TB-VPCP ngày 09/7/2014 của Văn phòng chính phủ), các địa phương đã triển khai thực hiện rà soát mạng lưới các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp. Kết quả, đã có 146 huyện (chiếm 21,5% số huyện có lao động nông thôn) thực hiện sáp nhập các trung tâm cấp huyện thành một trung tâm chung thực hiện chức năng dạy nghề, hướng nghiệp, giáo dục thường xuyên.

Chính vì vậy, trong những năm qua, Đề án đã được triển khai hiệu quả tại nhiều địa phương.

Liên Liên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm