Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Các chuyên gia nói gì?

Nghiêm Lan

Thứ ba, 21/09/2021 - 06:36

(Thanh tra) - Sau gần 5 tháng kể từ khi bùng phát, làn sóng COVID-19 thứ 4 tại Việt Nam đang từng bước được kiểm soát. Chính phủ và các địa phương đang nỗ lực xây dựng các giải pháp để vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, vừa đưa hoạt động sản xuất kinh doanh thích nghi với điều kiện bình thường mới.

Chính sách của Nhà nước được xem là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất để tiếp sức doanh nghiệp vượt khó khăn trong dịch Covid-19 kéo dài. Ảnh minh họa: Độc Lập

Độ phủ vaccine mở rộng cũng là một trong những cơ sở, điều kiện để các địa phương bắt đầu thực hiện mở cửa trở lại và từng bước phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh. TP HCM, Bình Dương… đã lần lượt thiết lập điều kiện “thẻ xanh, thẻ vàng COVID” chuẩn bị cho sự trở lại này.

"Mục tiêu kép" cần thực hiện đồng bộ các giải pháp

PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Khái niệm "bình thường mới" hay sống chung với dịch cần được hiểu là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Hay nói cách khác là chúng ta vẫn phải kiểm soát được dịch.

Trên thế giới có nhiều mô hình khác nhau, chẳng hạn một số nước mong muốn hết dịch và không muốn có ca bệnh, như Trung Quốc, Úc, New Zealand vẫn đang áp dụng những biện pháp khắt khe lockdown (đóng cửa), giãn cách xã hội.

Trong khi một số nước chấp nhận số ca bệnh có thể nhiều hay ít nhưng không để số bệnh nhân nặng phải can thiệp y tế, dẫn đến đổ vỡ y tế hay tỷ lệ tử vong cao, như ở Nam Mỹ, Singapore, Nhật Bản. Số này cũng chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 tiêm đủ vaccine chấp nhận miễn dịch cộng đồng; nhóm 2 chưa tiêm được vaccine nhiều, dịch xảy ra thì sẵn sàng quay lại lockdown, giãn cách xã hội và lại chấp nhận bị ngừng các hoạt động sản xuất.

Việt Nam cũng có 3 mô típ như trên, trong đó Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... có thể đạt miễn dịch cộng đồng. Trong số này lại có một số địa phương như TP HCM, Bình Dương chấp nhận số ca mắc cao nhưng cố gắng kiểm soát số ca nặng, trong khi các tỉnh, thành khác mong muốn tỷ lệ mắc ở mức thấp và chờ vaccine. Mặt khác, cũng có nhiều tỉnh, thành vẫn muốn đưa dịch về 0, sẵn sàng các biện pháp giãn cách và đồng thời chờ đợi vaccine.

Việc áp dụng “thẻ xanh COVID” hay “hộ chiếu vaccine” có thực sự là cơ hội cho các doanh nghiệp phục hồi kinh tế?  

Ông Phu cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng “hộ chiếu vaccine” với hy vọng giúp phục hồi nền kinh tế và đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường. Việt Nam cũng tăng cường nghiên cứu và thí điểm áp dụng giải pháp này cùng nhiều giải pháp đồng bộ đi kèm.

Việc triển khai “hộ chiếu vaccine” hay “thẻ xanh” là một điều kiện để nới lỏng việc đi lại của người dân, được tiếp xúc. Điều này là cần thiết.

Tại Việt Nam, hiện nay, tỷ lệ tiêm vaccine còn hạn chế, đặc biệt là số người tiêm đủ 2 mũi vaccine còn chưa nhiều, nên việc triển khai “hộ chiếu vaccine” cũng là khuyến khích những người chưa tiêm vaccine sẽ tiêm vaccine.

Tuy nhiên, ông Phu cũng lưu ý việc không nên quá đề cao những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Vì tiêm vaccine có thể không bị các triệu chứng nặng, không phải nhập viện và không tử vong, nhưng không phải hoàn toàn không nhiễm bệnh. Những người đã tiêm vaccine có thể đi lại trong những vùng có nguy cơ cao, nhưng những người này vẫn có thể bị nhiễm bệnh và vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác.

“Nếu họ đi từ các vùng dịch về, lại đến những nơi khác mà tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp thì có thể lây cho những người ở vùng này. Nếu những người có bệnh lý nền, người già bị lây cũng có thể gây nên tử vong, gây áp lực cho y tế tại đó”, ông Phu nêu và nhấn mạnh: “Để giải pháp này có thể đạt được hiệu quả trong việc thực hiện "mục tiêu kép”, vừa phát triển kinh tế và phòng, chống dịch COVID-19, đòi hỏi cần thực thi các giải pháp đi kèm một cách đồng bộ với thái độ thận trọng và quyết tâm ở mức cao nhất”.

Cần chính sách để giữ chân người lao động ở lại TP

Về vấn đề phục hồi kinh tế sau dịch, theo TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính, có một số vấn đề lưu ý là TP HCM không thể phục hồi riêng lẻ mà phải liên vùng, tính toán kết nối cả vùng. TP mở cửa mà các tỉnh, thành lân cận đóng cửa hoặc mở chậm thì kinh tế TP khó phục hồi được. Việc đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP lên 23% là hợp lý, nhưng nếu quá chú trọng tập trung đầu tư công thì khó phục hồi.

Đầu tư công chỉ một phần trong câu chuyện phục hồi kinh tế của TP HCM. Nên có những bệnh viện lớn cấp liên quận để xử lý các bệnh cơ bản mà tuyến dưới không làm được, tuyến trên lại quá tải.

“Còn lại vấn đề lớn hơn lúc này là phục hồi sản xuất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, giữ chân lao động ở lại TP và thu hút lao động đã về quê sẽ quay trở lại… Vấn đề lớn của TP HCM sau mở cửa nền kinh tế là lao động, phục hồi sản xuất”, ông Cường nêu vấn đề và cho biết thêm: Thiếu nguồn lao động phổ thông, TP HCM khó để phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế được. Thế nên, không chỉ tìm cách kéo người lao động trở lại, cần phải giữ chân người lao động đang bám trụ tại TP. Thất nghiệp và sống trong những khu nhà trọ chật chội lâu nay, khi TP mở cửa, có thể họ sẽ chọn phương án về quê ngay. Vậy, TP phải có chính sách an sinh xã hội cho nhóm này thế nào, tạo công ăn việc làm và có quyết sách rõ ràng để họ tin mà ở lại làm việc.

Cho rằng vấn đề lao động thuộc tầm quốc gia, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhận xét: Đã có lượng lao động rất lớn rời TP HCM về quê, chuyển đổi kế sinh nhai. Những trải nghiệm vừa qua sẽ khiến nguồn lao động không thể trở lại trong thời gian ngắn hạn. Trong giai đoạn đó, TP HCM thiếu hụt lao động, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp vốn đang sức yếu sẽ càng giảm năng suất, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng quy mô toàn quốc, thậm chí là toàn cầu. Nghiêm trọng hơn là năng lực của chuỗi sản xuất cũng bị dịch chuyển, tác động rất lớn tới kinh tế của cả nước nói chung.

“Một cuộc khủng hoảng lao động có thể sẽ xảy ra khi nơi thừa, nơi thiếu. Mặt khác, các doanh nghiệp muốn lôi kéo người lao động, trả lương cao nhưng cũng đã kiệt sức, muốn làm phải dựa vào những chính sách như giảm thuế, phí, giảm lãi vay… để huy động lực lượng lao động”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nêu.

Ngoài ra, theo ông Dũng, đầu tư công là lĩnh vực dễ kích hoạt nhất, dễ thúc đẩy nhất để tái phục hồi nền kinh tế. Đầu tư công của TP hiện nay có một phần của địa phương nhưng cũng còn nhiều đại dự án phụ thuộc lớn vào ngân sách quốc gia.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm