Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 16/08/2019 - 06:33
(Thanh tra)- Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, hàng trăm thanh niên ở tỉnh Ninh Thuận đã đến các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề nộp hồ sơ để học nghề lái xe hạng C, B nhưng đều bị từ chối vì lí do… hết kinh phí đào tạo.
Thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ. Ảnh: Khoa Lê
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay có ba trung tâm đào tạo nghề lái xe hạng C, hạng B cho bộ đội sau khi xuất ngũ gồm: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Ninh Thuận (Công ty TNHH Kiểm định và Tư vấn xây dựng 3T); Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Lạc Hồng.
Tuy nhiên các trung tâm này hiện đều từ chối nhận học viên là bộ đội xuất ngũ để đào tạo nghề vì “đuối” kinh phí.
Bộ… “nợ” các trung tâm hàng tỷ đồng
Để hiểu nguyên nhân vì sao các trung tâm đào tạo nghề tại Ninh Thuận lại “từ chối” nhận học viên, ngày 14/8, Báo Thanh tra đã có buổi làm việc với đại diện của các trung tâm.
Trao đổi với ông Võ Đăng Phương, Giám đốc Điều hành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Ninh Thuận, ông cho biết: “Từ năm 2015 đến 2018, trung tâm đã đào tạo nghề lái xe hạng C và hạng B cho 322 học viên là bộ đội xuất ngũ, với tổng kinh phí hơn 4,1 tỉ đồng. Điều đáng nói, đến nay trung tâm chưa được thanh toán kinh phí. Để đảm bảo quyền lợi cho bộ đội xuất ngũ, chúng tôi phải vay ngân hàng để đào tạo nghề trong mấy năm liền. Từ đầu năm 2019 đến nay, trung tâm cũng đã tiếp nhận 62 thẻ học nghề, nhưng từ chối đào tạo vì không gồng được kinh phí”.
Ông Phương cho biết thêm, trước đây khi Bộ Quốc phòng đảm nhận công tác cấp, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho bộ đội sau khi xuất ngũ, thì thanh toán sau mỗi khóa đào tạo rất nhanh. Nhưng, kể từ khi thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/7/2015, quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm có hiệu lực từ ngày 1/9/2015, thì việc chi trả kinh phí đào tạo nghề không do Bộ Quốc phòng đảm nhận mà chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH). Từ khi chuyển sang Bộ LĐ-TB&XH chi trả kinh phí thì chúng tôi chưa nhận được kinh phí thanh toán của các khóa đã đào tạo xong từ ngày 1/9/2015 đến nay.
Còn ông Trần Hữu Trí, Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe (Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận) thì khẳng định: “Trung tâm chúng tôi cũng chưa được thanh toán số tiền hơn 1,6 tỉ đồng đã đào tạo cho 131 học viên…”.
Tương tự, đại diện Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Lạc Hồng cho hay: “Trung tâm cũng đã đào tạo nghề lái xe cho 102 học viên là bộ đội xuất ngũ. Tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo gồm tiền ăn, tiền đi lại gần 1,4 tỉ đồng, đến nay vẫn chưa được thanh toán. Từ đầu năm 2019, mặc dù đã tiếp nhận thẻ học nghề của 80 học viên học lái xe nhưng trung tâm không thể xoay sở vốn để đào tạo nghề”.
Thẻ học nghề và quyết định xuất ngũ của bộ đội xuất ngũ. Ảnh: Khoa Lê
Bao giờ mới giải quyết xong…
Làm việc với ông Hà Anh Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Thuận, ông cho rằng: “Sở cũng đã nhận được phản ánh của các các trung tâm đào tạo lái xe cho bộ đội xuất ngũ. Sở đã có văn bản báo cáo, kiến nghị với Bộ LĐ-TB&XH sớm tham mưu Bộ Tài chính cấp kinh phí thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên là bộ đội xuất ngũ tại Ninh Thuận giai đoạn 2015 - 2018 và những năm tiếp theo. Đến nay, Sở vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ”.
Trước đó, vào ngày 16/5/2019, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có Công văn số 2046 gửi Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính, đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho 555 bộ đội xuất ngũ từ ngày 1/9/2015 đến nay với tổng số tiền hơn 7,2 tỉ đồng. Nhưng chưa nhận được trả lời từ hai Bộ trên.
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Ninh Thuận, từ ngày 1/9/2015 đến 31/12/2018, ba trung tâm đào tạo lái xe trên đã tiếp nhận và đào tạo nghề lái xe hạng C, hạng B cho 555 thanh niên là bộ đội xuất ngũ đến đăng ký học nghề và nộp thẻ học nghề do Quân đội nhân dân Việt Nam cấp. Tổng kinh phí đào tạo của ba đơn vị hơn 7,2 tỉ đồng. Tất cả các kinh phí đến nay vẫn chưa được thanh toán. Do đó, trong sáu tháng đầu năm 2019, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Ninh Thuận và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Lạc Hồng đã từ chối đào tạo nghề lái xe cho bộ đội, công an sau khi xuất ngũ đến đăng ký học nghề và nộp thẻ học nghề.
“Thẻ học nghề của bộ đội sau khi xuất ngũ rất ngắn (12 tháng kể từ ngày xuất ngũ), từ đó sẽ gây khó khăn cho các thanh niên vì không có điều kiện để học nghề. Các trung tâm đào tạo nghề lái xe cho bộ đội xuất ngũ cũng rất mong sớm được nhận khoản thanh toán mà họ đã tạm ứng mấy năm qua, để tiếp tục đào tạo nghề cho bộ đội, công an xuất ngũ”, Hà Anh Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Ninh Thuận chia sẻ.
Thiết nghĩ, việc hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm giúp cho thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, sớm ổn định việc làm, tạo dựng cơ nghiệp, do vậy đề nghị Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính và tỉnh Ninh Thuận nhanh chóng giải quyết dứt điểm vụ việc trên.
Khoa Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn