Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người theo Hiến pháp"

Thứ hai, 09/12/2013 - 22:08

(Thanh tra) - Đó là chủ đề cuộc tọa đàm do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức sáng nay (9/12), tại Hà Nội.

Buổi tọa đàm thu hút nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên lĩnh vực nhân quyền và thực thi quyền con người. Ảnh: Thảo Nguyên

Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đều cho rằng việc ghi nhận những quyền cơ bản của con người và công dân trong Hiến pháp là việc làm cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn lập hiến của Việt Nam, thể chế hóa được chủ trương tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Đảng và Nhà nước ta. 

Bên cạnh việc kế thừa, Hiến pháp mới đã xác định chính xác, đầy đủ hơn một số quyền con người, quyền công dân; đồng thời cũng đưa ra các quy định nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền này.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội Ngô Trung Thành nhấn mạnh, Hiến pháp mới đã quy định đầy đủ, đúng đắn hơn về  quyền con nguời, quyền công dân. Hiến pháp 1992 chỉ quy định “các quyền con người… được tôn trọng”, nhưng trong Hiến pháp mới đã nêu rõ “các quyền con người, quyền công dân… được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật".

Ông Ngô Trung Thành phân tích: Trong Hiến pháp năm 1992, mặc dù ghi nhận quyền con người, nhưng các quyền con nguời lại được thể hiện thông qua các quyền công dân. Điều này dẫn đến rất khó khăn khi cần xác định rõ đâu là quyền con người để thế chế hóa quy định của Hiến pháp cũng như có những biện pháp nhằm bảo đảm để người dân thực hiện quyền của mình. Do đó, để ghi nhận, bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền công dân cho tương xứng với phạm vi của quyền này, Hiến pháp đã quy định rõ đâu là quyền con người, đâu là quyền công dân.

“Trong Hiến pháp của bất cứ quốc gia dân chủ nào, quyền con người, quyền công dân là nội dung quan trọng hàng đầu. Do vậy Hiến pháp có quy định riêng về quyền con người và quyền công dân là bước tiến lớn so với Hiến pháp năm 1992” - ông Thành nói.

Đồng tình với quan điểm này, TS Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quyền con người cho rằng, trong Hiến pháp 1992, quyền con người được ghi ở điểm 50, nằm trong Chương V, là chương đề cập đến quyền công dân. Sự sắp xếp đó chưa logic, bởi quyền con người mang ý nghĩa rộng lớn hơn quyền công dân. Nhưng nay trong Hiến pháp mới, quyền con người được quy định ngay trong Chương II. Quyền con người trong Hiến pháp mới được thể hiện đầy đủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá.

“Quyền con người là giá trị cốt lõi của nhân loại, phải được bảo đảm ngày một tốt hơn, đây là tiêu chí cho cuộc chạy đua của tất cả các dân tộc, các chế độ xã hội” - TS Cao Đức Thái nói. Vì vậy, theo TS Cao Đức Thái, với quy định ở Chương II này, Hiến pháp của chúng ta hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế về quyền con người, hoàn toàn phù hợp với quan điểm chính trị của cộng đồng quốc tế.

PGS. TS Tưởng Duy Kiên, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quyền con người khẳng định, một trong những điểm quan trọng nhất là lần đầu tiên trong Hiến pháp mới của chúng ta quy định, trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện những công ước quốc tế, trong đó có những công ước liên quan đến quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Trong Hiến pháp mới cũng quy định rất rõ ràng, Nhà nước tôn trọng, thừa nhận và bảo đảm quyền con người.

Vậy làm thế nào để đưa đưa Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đi vào cuộc sống? TS Cao Đức Thái cho rằng, để Chương II của Hiến pháp mới đi vào cuộc sống, phải làm cho bộ máy Nhà nước trong sạch; cán bộ, công chức phải làm tròn phận sự của mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, phải thực sự là công bộc của dân như Bác Hồ đã dạy.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, trước hết cần phải tuyên truyền mạnh mẽ để nhân dân nắm được tư duy mới, nội dung mới của Hiến pháp. Thông qua đó, nhân dân nắm được quyền con người, quyền công dân, làm cơ sở để giám sát Nhà nước trong thực hiện Hiến pháp. Muốn vậy, phải cung cấp thông tin đầy đủ cho nhân dân. 

“Tiêu chí đánh giá sự thành công hay thất bại của cải cách là sự hài lòng của người dân. Xây dựng pháp luật rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải thực thi pháp luật. Đó là yếu tố quyết định thể hiện mức độ phát triển của Nhà nước pháp quyền”, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nói.

Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết thêm, hiện Bộ Tư pháp đang tham mưu cho Chính phủ xây dựng và triển khai chương trình thực hiện Hiến pháp; đồng thời đề xuất một hệ thống văn bản pháp luật, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Hiến pháp mới.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm