Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thu hồi, bồi thường đất: Xử lý thỏa đáng theo quan điểm vì dân!

Thứ năm, 10/02/2011 - 09:46

(Thanh tra)- Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế là việc hệ trọng và nghiêm túc nên các trường hợp thuộc diện thu hồi đã được quy định tại Điều 39, Điều 40 Luật Đất đai 2003; Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Điều 2 Nghị định 17/2006/NĐ-CP; Điều 34 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, phần X Thông tư 06/2007/TT-BTNMT.

Để tránh tuỳ tiện trong thu hồi đất, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người đang sử dụng đất (SDĐ) trong trường hợp đất thuộc diện thu hồi để đầu tư dự án (D.A) có mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc xây dựng kinh doanh nhà ở, tại Điều 42 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Chính phủ còn quy định người đang SDĐ có quyền “tự đầu tư hoặc được chọn tổ chức, cá nhân để góp vốn lập D.A đầu tư”.

Tuy nhiên, hiện đang có tình trạng một số địa phương không thực hiện đúng các quy định nêu trên, thu hồi đất đang được người dân sử dụng hợp pháp để tổ chức đấu giá QSD, sau đó giao đất cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (phân lô bán nền đất, xây dựng nhà ở để bán). Đáng nói là, các khu đất, mảnh đất đưa đấu giá QSD trước đây là đất nông nghiệp nay thành đất ở, có mức chênh lệch giá giữa 2 loại đất rất lớn (thường lên đến hàng trăm lần) nhưng người đang SDĐ không được bồi thường thoả đáng.

Vì vậy, thiết nghĩ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần giải thích rõ ràng, sòng phẳng để người dân hiểu được thu hồi đất của họ để sử dụng vào mục đích gì? Nếu vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thì cơ sở pháp lý của D.A nằm ở điều khoản nào của văn bản luật, đồng thời cần tạo thuận lợi cho người bị thu hồi đất tự đầu tư hoặc được chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 42 Nghị định 84/2007/NĐ-CP (trường hợp D.A có mục đích sản xuất, kinh doanh). Nếu đất không thuộc diện thu hồi vì các mục đích vừa nêu, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần yêu cầu chủ đầu tư phải thoả thuận với người đang SDĐ. Theo đó, “UBND các cấp và các cơ quan Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất hoặc thực hiện các biện pháp không phù hợp với quy định của pháp luật để can thiệp vào việc thoả thuận giữa nhà đầu tư và người SDĐ trong trường hợp đất không thuộc diện thu hồi” (khoản 2 Điều 41 Nghị định 84/2007/NĐ-CP).

Như vậy, đấu giá QSDĐ có mặt tích cực (thu ngân sách Nhà nước), song nếu không bảo đảm các chuẩn mực của pháp luật, sẽ tạo ra bất công: Người đang SDĐ phải chịu thiệt thòi quá lớn, gây bức xúc, khiếu kiện. Trong tình hình đó, thiết nghĩ các địa phương cần quan tâm thực hiện ý kiến sau đây của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg, xử lý vấn đề có lý có tình để hạn chế thiệt thòi đối với người bị thu hồi đất:  “Tùy tình hình và điều kiện cụ thể, các địa phương cần vận dụng chính sách, pháp luật để xử lý thỏa đáng theo quan điểm vì dân và với yêu cầu ổn định tình hình, không gây ra những phức tạp mới”.


Luật gia Nguyễn Chấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Kiểm tra việc huy động vốn của chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi

Quảng Nam: Kiểm tra việc huy động vốn của chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi

(Thanh tra) - Ngày 13/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã ký văn bản về việc kiểm tra việc huy động vốn tại Dự án (DA) Khu dân cư và dịch vụ (KDC&DV) Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Cty Sài Gòn Thành Đạt) làm chủ đầu tư.

P. B

16:05 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm