Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kịch bản cũ: Lỗi do thợ xây và cái giàn giáo

Thứ ba, 22/01/2013 - 08:37

(Thanh tra)- Gần 1 tuần trôi qua, nhưng hiện trường 2 vụ tai nạn xây dựng (TNXD) nghiêm trọng xảy ra ngày 16, 17/1/2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn ngổn ngang. Tang tóc vẫn bao trùm. Hàng chục người bị thương chưa thể xuất viện. Chưa có cơ quan quản lý nào đứng ra nhận trách nhiệm. Nguyên nhân tai nạn vẫn bị quy vào 2 đối tượng là thợ thi công và cái giàn giáo!

Hiện trường vụ sập mái Nhà thờ Ngọc Lâm sáng 17/1/2013. Ảnh Th.Tùng

Trở lại khu vực thi công Nhà thờ Ngọc Lâm ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ gần 1 tuần sau vụ mái bê tông tươi nặng hàng trăm tấn sụp xuống khiến 3 người tử vong, 51 người khác bị thương nặng; chúng tôi vẫn gặp ở đây cảnh tang thương. Nhiều người dân chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ việc. Ông Bùi Xuân Đường, nhà ở gần Nhà thờ cho biết: Đổ mái Nhà thờ là việc hệ trọng của cả Giáo họ nên từ sáng sớm ngày 17/1, hàng trăm con chiên Giáo phận Ngọc Lâm đã tập trung ở đây. Gần 10 giờ sáng, lúc mọi người đang chăm chú theo dõi công việc thì toàn bộ diện tích mái vòm bê tông tươi của Nhà thờ ụp xuống phát ra tiếng động kinh hoàng. Do quan sát được đầy đủ diễn biến cảnh mái Nhà thờ bị sập nên ông Đường hô hào thanh niên trong họ đạo nhanh chóng tìm xẻng, cuốc lao vào đào bới, tìm người bị nạn (chủ yếu là thợ xây dựng) dưới lớp bê tông dày chưa kịp đông cứng.Theo lời người dân sống quanh khu vực thi công thì rất may là công việc đổ mái được thực hiện theo phương pháp thủ công (bê tông đựng trong xô nhỏ, chuyển lên độ cao 10m bằng ròng rọc) nên khối lượng bê tông lúc xảy ra tai nạn chưa nhiều. Nếu dùng xe chuyên dụng phun bê tông như ở các công trình xây dựng khác thì chỉ trong vòng 1 giờ, khối lượng bê tông trên mái sẽ rất lớn, tai nạn sẽ thảm khốc hơn rất nhiều.May mắn nhất là tại hiện trường có sẵn hàng trăm nhân lực lăn xả vào đào bới nên đã hạn chế thấp nhất con số tử vong. Nạn nhân bị vùi lấp được nhanh chóng tìm thấy và đưa đi cấp cứu kịp thời. Đến cuối ngày 17/1, cơ quan có trách nhiệm tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra được con số chính xác là 3 người tử vong và 51 người bị thương trong vụ TNXD đặc biệt nghiêm trọng này.Cán bộ có trách nhiệm ở Thái Nguyên cho rằng sập mái Nhà thờ Ngọc Lâm lúc đang đổ bê tông là do giàn giáo. Ảnh Th.TùngTháng 10/2012, công trình Nhà thờ Ngọc Lâm khởi công xây dựng bằng kinh phí đóng góp của các gia đình trong Giáo họ. Nhân lực thi công chủ yếu cũng là  Giáo dân có tay nghề nên vụ sập mái Nhà thờ đã để lại hậu quả rất nặng nề dai dẳng đối với mọi gia đình trong Giáo xứ.Trước đó, khoảng 11 giờ ngày 16/1, gần như toàn bộ diện tích bê tông sàn tầng 1 công trình xây dựng Chợ Đồng Quang 2 (phường Đồng Quang TP Thái Nguyên) cũng sập xuống, vùi lấp rất nhiều thợ xây dựng. 8 người đã chết và bị thương trong vụ sập sàn lúc đang đổ bê tông này.  Chợ Đồng Quang 2 được khởi công xây dựng tháng 6/2012 có diện tích 5.143m2 gồm 1 tầng hầm, 7 tầng nổi. Tổng diện tích sử dụng trên 30.000m2 và tổng mức đầu tư trên 200 tỉ đồng.  Một nạn nhân bị thương nặng, được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương tỉnh Thái Nguyên tên là Đỗ Mạnh Hùng (trú tại Phúc Xuân, TP Thái Nguyên) cho biết: Trong lúc ông cùng nhiều thợ xây dựng đang đổ bê tông gần 100m2 sàn tầng 1 của công trình thì cả khối sàn bất ngờ sập xuống. Vụ sập sàn bê tông ở công trình Chợ Đồng Quang 2 và vụ sập mái Nhà thờ Ngọc Lâm không cách nhau là mấy và tương tự về tính chất đã cho thấy việc kiểm tra, giám sát thi công, đặc biệt là vai trò quản lý an toàn lao động trong xây dựng ở địa phương này bị buông lỏng ở mức báo động. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi ngay sau khi xảy ra vụ TNXD tại công trình chợ Đồng Quang, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Hằng cho rằng: “Nguyên nhân trước hết là lỗi chủ quan của  người lao động. Tiếp đến là ghép cốp-pha không đúng kỹ thuật. Trước khi ghép cốp-pha, các cây chống phải được giằng ngang, giằng dọc, nhưng ở công trình này thiếu tất cả các giằng ở bên dưới, nên khi chệch là bị đổ hàng loạt. Còn chủ quan là vì người lao động thấy thế mà vẫn cứ làm”.TNXD ở công trình Nhà thờ Ngọc Lâm cũng được bà Nguyễn Thị Hằng nhận định: “Nguyên nhân là do sập giàn giáo! Tuy nhiên, do ở độ cao lớn hơn (10m - PV) cùng với khối lượng bê tông lớn (hàng trăm m3 - PV) nên vụ sập đã gây hậu quả nghiêm trọng hơn…”. Theo  ông Vũ Như Văn, quyền Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH): Từ nhiều năm nay, xây dựng vẫn luôn là ngành có tỷ lệ tai nạn lao động nghiêm trọng nhiều nhất. Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về an toàn lao động đã được Thủ tướng phê duyệt thì việc giảm thiểu tai nạn lao động trong ngành này là một trong những mục tiêu được chú trọng. Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các sở tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định về an toàn lao động, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng D.Th.Tùng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Khởi tố nhóm đối tượng “trục lợi” bảo hiểm

Thanh Hóa: Khởi tố nhóm đối tượng “trục lợi” bảo hiểm

(Thanh tra) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 16 đối tượng về các tội “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”…

16:42 14/12/2024
Ninh Bình: Ra quân tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Ninh Bình: Ra quân tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Sáng 14/12, tại thành phố Ninh Bình, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh (Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) tổ chức Lễ ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trung Hà

16:29 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm