Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hòa Bình: Bao giờ doanh nghiệp được giải vây?

Thứ bảy, 23/04/2016 - 14:23

(Thanh tra)- Đến ngày 22/4/2016 là tròn 20 ngày bị một số người dân “hành”, Nhà máy gạch Mai Thái phải ngừng sản xuất, kinh doanh. Hàng chục vạn viên gạch thành phẩm tồn ứ. Hàng chục hợp đồng đã ký với các chủ công trình bị phá, phần lớn công nhân phải nghỉ việc, doanh nghiệp điêu đứng...

Nhà máy gạch Mai Thái bị dân rào cản đã 20 ngày. Ảnh: Hồng Bài

Bà Dương Thị Mai, Giám đốc Nhà máy gạch tuynel Mai Thái cho biết: Ngày 07/01/2010, nhà máy được UBND tỉnh Hòa Bình cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số 25121 000185. Ngày 22/1/2010, UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định số 94/QĐ-UBND về việc thu hồi đất và cho nhà máy (Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Mai Thái) thuê đất để xây dựng nhà máy gạch Tuynel. 

Theo quyết định trên, Nhà máy được UBND tỉnh cho thuê 24.286,8m2 đất, thời hạn thuê đất là 50 năm. Khu đất trên thuộc đội 2 thôn Gò Mu. Sau khi được giao đất, Nhà máy đã thực hiện đúng, đủ, kịp thời về tiền đền bù đất cho những hộ có đất bị thu hồi. Việc giao nhận tiền đền bù đều có ký nhận của từng hộ. Việc thu hồi đất được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đất đai, nhà máy sử dụng đất đúng mục đích.

Trong quá trình sản xuất, nhà máy không gây ô nhiễm môi trường. Điều này đã được cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình kiểm tra, xác nhận. 

Đối với địa phương, ngay từ khi bước vào sản xuất, nhà máy đã giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục lao động. 

Không biết vì lý do gì, ngày 3/4/2016, một số người dân thôn Gò Mu và thôn Thanh Xuân, xã Thanh Lương  lại tụ tập dựng lều, căng dây rào chắn trước cổng ra vào nhà máy. Cắt cử người canh gác, ngăn cản không cho xe ô tô ra, vào nhà máy. Mọi hoạt động của nhà máy bị đình trệ. 

Vào Nhà máy gạch Tuynel Mai Thái, chúng tôi phải lách qua hàng rào bằng dây chằng chịt trước những ánh mắt soi mói, thiếu thiện cảm của những người dân tụ tập trước cổng. Trong khu sản xuất, lác đác chỉ có vài công nhân thu dọn số gạch còn tồn lại trên sân. 

Bà Mai cho biết: Nhà máy có quy mô, công suất 15 triệu viên quy chuẩn/năm. Tổng vốn đầu tư trên 26 tỷ đồng. Một ngày ngừng sản xuất đã thấy “nóng như lửa nung”. Nay nhà máy đã phải ngừng sản xuất 20 ngày. Thiệt hại về kinh tế rất lớn, nhưng cái mất về uy tín với các khách hàng thì không thể tính được bằng con số. Hàng chục hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng (gạch) cho các công trình bị phá vỡ. Nhà máy tồn ứ gạch, công trình không có vật liệu để thi công. Thời điểm hiện nay đang là mùa xây dựng. Sau vụ này không biết bao giờ nhà máy mới lấy lại được uy tín với khách hàng. 

Hàng chục vạn viên gạch tồn ứ đầy sân

Những người dân “hành” nhà máy đòi hỏi gì? 

Bà Quách Thị Thùy, thôn Gò Mu đề nghị tháo dỡ các nhà máy gạch, do gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoa màu. Đề nghị bồi thường về sức khỏe và hoa màu của gia đình bà kể từ khi nhà máy gạch hoạt động đến nay. Bà Thùy yêu cầu trả lại đất cho gia đình bố mẹ bà đã khai hoang từ năm 1960 với diện tích là 12,469m2 và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích 653m2 đất đang sử dụng…

Kiến nghị của nhiều người dân khác cũng tương tự như đề nghị của bà Quách Thị Thùy: Tháo dỡ nhà máy gạch, trả lại đất cho dân; nhà máy gạch gây ô nhiễm môi trường… 

Điều thấy rõ là, các đơn kiến nghị, đề nghị nội dung được sao chép cùng một khuôn mẫu ra. Và nhiều người ở thôn Thanh Xuân không có liên quan đến Nhà máy gạch Mai Thái nhưng vẫn tụ tập gây cản trở nhà máy.

Tất cả các nội dung kiến nghị, đề nghị của người dân đưa ra đều đã được Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình trả lời bằng văn bản cho từng công dân có kiến nghị. Việc một số người dân đề nghị tháo dỡ các nhà máy gạch vì gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, hoa màu; thu hồi lại đất các nhà máy gạch, trả lại đất cho dân là đề nghị, kiến nghị không có cơ sở để xem xét, không chính đáng. 

Chính quyền và các tổ chức đoàn thể của xã Thanh Lương, của huyện Lương Sơn cần phải cùng vào cuộc, tuyên truyền, vận động những người dân đang tham gia tụ tập “hành” doanh nghiệp, chấp hành đúng các quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo tự giác giải tán. Không vì lợi ích nhỏ, không chính đáng của cá nhân làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự địa phương, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của huyện, tỉnh. 

Việc một số người tự ý rào cản trước cổng Nhà máy gạch Tuynel Mai Thái như hiện nay là vi phạm pháp luật. 

Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

(Thanh tra) - Chiều ngày 11/12, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty TNHH Tây Đô (Cty Tây Đô) có địa chỉ ở số 49 Hạc Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Cty Tây Đô là chủ đầu tư dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Trần Lê

20:21 11/12/2024
Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

(Thanh tra) - Cho rằng người khác trồng ngô chặn lối mòn mình thường đi, người phụ nữ 55 tuổi ở Cao Bằng đã dùng tay nhổ 25 cây ngô và bị khởi tố về tội “Huỷ hoại tài sản”.

Trung Hà

15:34 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm