Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải quyết khiếu nại hay trấn áp?

Thứ hai, 13/02/2012 - 10:36

(Thanh tra) - Gần 6 tháng trôi qua kể từ khi Báo Thanh tra Online vào cuộc phản ánh những vấn đề bất thường tại Dự án khu tái định cư Tân Phước, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, tình trạng khiếu kiện của người dân có đất bị thu hồi trong DA vẫn không giảm. Chính quyền huyện cũng như UBND tỉnh Long An chưa đưa ra được phương án giải quyết phù hợp pháp luật và hợp lòng dân. Thậm chí, người dân còn tỏ ra bức xúc trước cách làm việc của một số cán bộ chính quyền địa phương trong các cuộc đối thoại gần đây.

Vì dự án, gần 2 năm qua, thân nhân người đã khuất không thể vào chăm sóc mồ mả

>> Cần làm rõ nhiều vấn đề
>>
Không giải quyết khiếu nại, lại ép dân giao đất
>>
Phải đảm bảo quyền lợi của dân


Thỏa thuận hay áp đặt?


Như đã phản ánh trong các số báo trước, có nhiều dấu hiệu không tuân thủ pháp luật trong thu hồi, bồi thường, GPMB KCN Tân Kim mở rộng và khu tái định cư (KTĐC) Tân Phước do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín làm chủ đầu tư (sau giao lại cho Công ty CP Khai thác và Quản lý Khu công nghiệp Đặng Huỳnh làm chủ đầu tư). Theo Công ty Luật Mton Việt Nam, KCN Tân Kim mở rộng và KTĐC Tân Phước là 2 dự án (DA) được UBND tỉnh Long An phê duyệt nhằm đẩy mạnh công nghiệp huyện Cần Giuộc. Theo quy định tại Điều 39 và 40 Luật Đất đai 2003; Điều 34 Nghị định 84/2006/NĐ-CP; Phần X, Thông tư 06/2008/TT-BTNMT ngày 02/7/2006 hướng dẫn Nghị định 84/2006/NĐ-CP; Điều 37 Nghị định 108/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư: DA phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia công cộng; DA phát triển kinh tế quan trọng, khu dân cư, phát triển kinh tế trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi, bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư. Đối chiếu với các quy định nêu trên, DA KTĐC Tân Phước là tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi trong quá trình mở rộng KCN Tân Kim, đây cũng là DA để phục vụ đời sống người lao động tại KCN Tân Kim nên không nằm trong diện DA do Nhà nước thu hồi đất. Vì vậy, căn cứ vào Khoản

“Gia đình ông Tài cùng một số bà con tại ấp Tân Kim đã chính thức có đơn tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Long An cố tình thu hồi đất trái luật. Đồng thời, tố cáo Công ty Đặng Huỳnh có hành vi xâm hại mồ mả theo Điều 246, Bộ Luật Hình sự, khiến gần 2 năm qua, thân nhân người đã khuất không thể vào chăm sóc, thờ cúng...
Sau khi Báo Thanh tra vào cuộc, UBND huyện Cần Giuộc và UBND tỉnh Long An Công văn 4108/UBND-KT ngày 01/12/2011 trả lời nội dung bài viết. Nội dung các công văn này tuy chưa trả lời thỏa đáng nhưng cũng chưa thấy nội dung nào nói Báo Thanh tra viết bậy bạ. Báo đã có bài viết phân tích lại song chưa nhận được hồi âm từ phía UBND tỉnh. Vậy mà, trong nội dung Công văn trả lời cho công dân mới đây, Thanh tra huyện Cần Giuộc vẫn dẫn cứ các nội dung Công văn 4108 làm căn cứ. Hơn nữa, việc thụ lý, giải quyết khiếu nại của dân phải được cơ quan chức năng ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại, nhưng từ trước tới nay UBND huyện Cần Giuộc chỉ trả lời bằng công văn là vi phạm pháp luật về KNTC.”

2 Điều 28 Nghị định 69/2009 thì: Đối với DA đầu tư sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì sau khi được giới thiệu địa điểm, chủ đầu tư và người sử dụng đất thỏa thuận theo hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất. Do vậy, chủ đầu tư DA KTĐC Tân Phước là Công ty Đặng Huỳnh phải tự thỏa thuận trực tiếp với người có đất bị thu hồi về việc bồi thường. Trường hợp này không thể áp theo khung giá Nhà nước.

Ngoài ra, Văn bản 592/UBND -TTPTQĐ của UBND huyện Cần Giuộc trả lời Báo Thanh tra có thừa nhận việc trong KTĐC, ngoài số lô đất được duyệt để phân tái định cư, Công ty Đặng Huỳnh còn được duyệt 32 lô biệt thự song lập, 46 lô biệt thự đơn lập (khoảng 500m2/lô) và một  chung cư khoảng gần 200 căn. Các lô đất này là để Công ty Đặng Huỳnh kinh doanh kiếm lời. Nói chính xác hơn, một phần trong số này được bố trí cho các hộ dân bị thu hồi đất (có đủ điều kiện tái định cư) thuộc DA đường vào KCN. Như vậy có thế thấy rằng, DA KTĐC Tân Phước hoàn toàn không phải chỉ phục vụ vào mục đích TĐC, mà còn được sử dụng vào mục đích kinh doanh. Rõ ràng, một số đông người dân sẽ bị thu hồi đất với giá đền bù của Nhà nước quy định để giao đất cho Công ty Đặng Huỳnh kinh doanh với giá thị trường. Như vậy, quyền lợi của người dân chưa được được bảo đảm.

Tiếp dân hay trấn áp?

Theo dân phản ánh, dù họ đã nhiều lần gửi đơn lên UBND huyện đề nghị giải quyết khiếu nại (huyện cũng đã có phiếu nhận đơn), vẫn không có cơ quan nào giải quyết. Người dân tiếp tục khiếu nại lên tỉnh, thậm chí là tố cáo UBND huyện không thực thi công vụ, giải quyết theo quy định pháp luật về KNTC. Thế nhưng, Trụ sở tiếp dân tỉnh Long An, các cán bộ đã không nhận đơn mà yêu cầu họ phải quay về chờ giải quyết.

Sau đó, UBND huyện Cần Giuộc mới tiếp dân vào ngày 22/12/2011. Tại buổi làm việc này, bà Hà Bích Hạnh, Chánh Thanh tra huyện, đã có hành vi áp đặt, chất vấn ngược lại người dân. Vợ chồng ông Nguyễn Thế Tài, ấp Kim Điền, xã Tân Kim cho hay: Bà Hạnh hạch sách vợ chồng ông về việc ai viết đơn, ai ký, nơi gửi… Thậm chí, bà Hạnh còn tự tin khẳng định bà Thắm - vợ ông Tài không có quyền khiếu nại (người có quyền lợi bị ảnh hưởng). Trong buổi “tiếp dân”, bà Hạnh cũng thẳng thừng phủ nhận vai trò của báo chí, thậm chí bài xích và bôi nhọ báo chí, trong đó có Báo Thanh tra.

Trích dẫn băng ghi âm tại buổi tiếp dân trên, bà Hạnh khẳng định: “Tụi tôi quản lý cả hệ thống Nhà nước ở đây... chứ không có dưới sự quản lý của cái thằng nhà báo nào hết”(!); còn đơn khiếu nại có chữ ký photo của ông Tài thì bà tuyên bố: “Nói thật với anh là tôi không xem luôn” và, “đều giục (vứt) vào cần xé (sọt rác - PV)”. Ngoài ra, bà Hạnh và ông Võ Đình Xương (Giám đốc Trung tâm Quỹ đất của huyện) còn không tiếc lời xúc phạm các nhà báo, gọi họ là “cái thằng nhà báo nào đó” và, “nó biết cái gì mà xuống đây nói bên lở bên bồi? Lúc bên lở bên bồi, tía của cái thằng Thanh tra còn chưa có chứ nói gì nó…”, rồi lên giọng đe: “Đừng có nghe lời nó mà chạy lòng vòng, lòng vòng rồi bị cưỡng chế”!     

Không hiểu trong buổi làm việc giải quyết khiếu nại trên, bà Hạnh đã giải quyết được những gì, chỉ biết rằng, những ngôn từ của bà Hạnh cũng như ông Xương khiến người dân “khiếp sợ” trước sự “bạo mồm, bạo miệng” của những người được coi là công bộc của dân. Và nếu như một lần được nghe đoạn băng ghi âm này, bạn đọc mới hiểu được vì người dân “thấp cổ bé họng” không thể ra lời nổi với đại diện chính quyền như bà Hạnh và ông Xương.

UBND huyện Cần Giuộc cần chấn chỉnh lại phong cách cũng như thái độ làm việc của những cán bộ thuộc quyền; đồng thời, có ý kiến cụ thể bằng văn bản về những bài Báo Thanh tra đã phản ánh vụ việc, xem có đúng là Báo viết “bậy bạ” như phát ngôn của ông Võ Đình Xương tại buổi làm việc với công dân, để chúng tôi phản hồi nhằm rộng đường dư luận.


PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Thu hồi giấy phép Công ty TNHH Security 24 vì Giám đốc chưa có chứng chỉ bảo vệ

Thanh Hóa: Thu hồi giấy phép Công ty TNHH Security 24 vì Giám đốc chưa có chứng chỉ bảo vệ

(Thanh tra) - Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa ) do ông Trịnh Đình Khoa, sinh năm 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.

Văn Thanh

12:52 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm