Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 20/02/2012 - 15:11
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ (xử lý những sai phạm của Công ty Nhị Hiệp), không để tình trạng khiếu kiện kéo dài; báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ trong Quý I/2011… Thế nhưng, đã là Quý I/2012, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng vẫn chìm vào im lặng!
>> Công ty Nhị Hiệp đứng trên… pháp luật?”: Trách nhiệm đã rõ, sao không xử lý?
Một năm trước, khi nhận được Công văn của Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng về xử lý sai phạm của Công ty Nhị Hiệp, tiếp sau Kết luận của Thanh tra Chính phủ, người dân đã thêm lạc quan hy vọng. Thế nhưng, những lạc quan hy vọng nay tiếp tục trở thành những nỗi buồn. Sự thất vọng lại bao trùm.
Lão nông Đỗ Văn Trắng không giấu được bức xúc: “Đã 11 năm qua, những người nông dân là nạn nhân của Công ty Nhị Hiệp đã chịu quá nhiều khổ ải, bất công. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn cán bộ Thanh tra Chính phủ vào cuộc, làm rõ những sai phạm của Công ty Nhị Hiệp, và những cán bộ thoái hóa biến chất. Người dân đặt niềm tin vào Đảng, Chính quyền khi nhận được Công văn chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ do Văn Phòng Chính phủ gửi về. Thế nhưng, kết luận Thanh tra Chính phủ, cũng như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ cũng không được ai ngó ngàng tới. Người dân còn biết tin vào đâu khi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chỉ có hiệu lực trên giấy, khi cấp dưới không thực hiện?”.
Lời tâm sự của lão nông ở tuổi ngoài 80 làm chúng tôi không khỏi đắng lòng…
Trong nỗi thất vọng, những người nông dân kể cho chúng tôi nghe về sự trần ai mà họ phải gánh chịu trong suốt 11 năm qua và chưa biết còn chịu đựng đến bao giờ. Phường Trường Thạnh nằm trong vùng bưng 6 xã, vốn nổi danh trong hai cuộc kháng chiến cứu nước. Những người nông dân hiền lành, chân chất một lòng một dạ nghe theo Đảng, theo cách mạng. Thế nhưng, niềm tin mãnh liệt đó đã bị chà đạp bởi một số cán bộ, đảng viên. Đối tượng đầu tiên là Giám đốc Công ty Nhị Hiệp Huỳnh Văn Mạnh, vốn là cán bộ xã.
Tai ương đổ lên đầu người dân kể từ năm 1999, khi Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn ban hành Quyết định 807/QĐ-TTg thu hồi nhà, đất của nông dân giao cho Công ty xây dựng nhà xưởng sản xuất giày xuất khẩu.
Thực hiện quyết định Phó Thủ tướng, hàng chục gia đình nông dân phải tháo dỡ nhà cửa, di dời mồ mả để nhường đất cho dự án. Người dân tin vào chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước và mọi người hy vọng sẽ được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất. Nhưng, thực tế thì ngược lại. Công ty Nhị Hiệp của ông Huỳnh Văn Mạnh sử dụng quyết định thu hồi đất của Thủ tướng để làm bảo bối, tấm bình phong, hòng lấy đất của dân mà không phải trả tiền đền bù.
Ông Đỗ Văn Trắng rạch ròi nói: Đối với gia đình mẹ góa con côi như bà Trần Thị Vui, ông Mạnh mượn đất rồi xây nhà trên đó. Gia đình bà Nguyễn Thị Ba thì bị Công ty đổ đất lấn dần. Ngoài ra, Công ty còn xây dựng nhiều nhà vệ sinh ngay lối ra vào gia đình bà Ba. Riêng gia đình ông, Giám đốc Mạnh mua đất trên giấy, sang nhượng lại sổ đỏ đã bị quận ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ, rồi lấy cớ để không bồi thường. Nếu ông không can đảm cùng con cái chống lại thì nhà cửa, đất đai của gia đình đã bị san ủi từ lâu.
Sau hơn 11 năm sống trong sự oan ức, bất công, nhiều người bị mất đất, đã chết mà không được nhìn thấy văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Nhưng nay người dân càng thất vọng, buồn bã hơn khi họ nhìn rõ, cầm chắc văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng nguyện vọng của họ cũng không được thực hiện.
Đã nhiều năm sau khi Nhà nước thu hồi nhà cửa, đất đai của người dân giao cho Công ty Nhị Hiệp nhưng không đền bù, bà còn khiếu nại lên UBND quận 9, UBND TP. Hồ Chí Minh nhưng đơn có gửi mà không được giải quyết. Đi đến đâu dân cũng gặp sự im lặng của cán bộ. Trong lúc người dân hoang mang thì năm 2005, ông Phó Chủ tịch UBND quận 9 ban hành văn bản, nội dung “Công ty Nhị Hiệp đã đền bù, giải phóng mặt bằng được 90% diện tích phải thu hồi. Trong số 10% còn lại có phần nhà đất của ông Đỗ Văn Trắng do không thỏa thuận được giá đền bù”.
Thực tế lúc đó diện tích thu hồi chỉ được 65%, trong đó nhiều gia đình Công ty chưa một lần tiếp xúc. Điều mà những người nông dân không ngờ tới, đây là “phép” của ông Phó Chủ tịch quận nhằm dọn đường để sau đó chính ông Phó Chủ tịch sẽ ban hành quyết định, tổ chức cưỡng chế tháo dỡ nhà cửa của dân bàn giao mặt bằng cho doanh nghiệp. Hành vi bao che quá thô bạo của ông Phó Chủ tịch đã gây căm phẫn trong dư luận.
Khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc để làm rõ những sai phạm của Công ty Nhị Hiệp và những các bộ đã tiếp tay bao che, dung dưỡng cho sai phạm, người dân tin tưởng, hy vọng rằng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng sẽ được thực hiện và họ sẽ được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất. Thế nhưng, điều hiển nhiên đó cũng không đến được với người dân, vì chỉ đạo của Phó Thủ tướng cũng chìm trong im lặng.
Những “con sâu” trong bộ máy chính quyền không những không thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng mà tiếp tục cố tình làm trái kiến nghị Thanh tra Chính phủ, nhằm mục đích bảo vệ cho sai trái của doanh nghiệp. Sự cấu kết giữa Công ty Nhị Hiệp và một số cán bộ chủ chốt hòng bao che sai phạm đã dẫn đến sự thống khổ của nông dân hơn 10 năm qua.
Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Công ty phải tự thỏa thuận, thương lượng đền bù cho dân, nếu không sẽ điều chỉnh dự án, trả lại đất để người dân ổn định đời sống”. Đây là sự chỉ đạo cương quyết, đúng tình hợp lý. Thế nhưng, một lần nữa để cứu Công ty Nhị Hiệp, lãnh đạo UBND quận 9 lại đứng ra gánh giùm cho doanh nghiệp. Chính quyền tổ chức giải tỏa đền bù thay cho việc Công ty tự thỏa thuận, thương lượng như chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Quận 9 đã sốt sắng thực hiện kiểm kê, đo vẽ.
Nhiều người yêu cầu quận thực hiện đúng chủ đạo của Phó Thủ tướng thì nhận được thông báo, sẽ xử lý hành chính những đối tượng không thực hiện chủ trương của Nhà nước. Dư luận cho rằng, đây là đòn phép của cán bộ quận 9, sử dụng quyền lực Nhà nước “ép” người dân, áp đặt giá đền bù thấp và kéo dài thời gian đền bù. Lần này, sự ra tay của lãnh đạo quận 9 đã có tác dụng. Thời hạn yêu cầu thực hiện kiến nghị Thanh tra Chính phủ của Phó Thủ tướng đã qua từ lâu, năm 2011 đã hết nhưng những người nông dân vẫn chưa được đền bù và chưa biết đến bao giờ mới được thực hiện.
“Khi cán bộ, đảng viên bảo kê cho sai phạm, dân biết tin vào đâu?” - lời nghẹn ngào thốt lên từ những người nông dân thấp cổ bé họng khi kể về những “đòn độc” của lãnh đạo quận đã “xuất chiêu” để làm khó người dân, bao che cho sai phạm làm chúng tôi không khỏi suy nghĩ.
Nhóm Phóng viên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã ký văn bản về việc kiểm tra việc huy động vốn tại Dự án (DA) Khu dân cư và dịch vụ (KDC&DV) Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Cty Sài Gòn Thành Đạt) làm chủ đầu tư.
P. B
16:05 13/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (13/12), Bộ Công an phát động đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên phạm vi toàn quốc.
Trần Quý
15:58 13/12/2024Trần Quý
15:47 13/12/2024Trung Hà
15:36 13/12/2024Văn Thanh
15:18 13/12/2024Ngọc Giàu
13:51 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình