Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/03/2020 - 18:46
(Thanh tra)- Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, hiện Việt Nam chưa có cơ chế góp ý để kiểm soát các vấn đề liên quan đến thuốc lá thế hệ mới.
Thuốc lá điện tử. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 5/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo tham vấn các ý kiến liên quan đến chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.
Hội thảo nhằm thu thập các ý kiến từ các nhà quản lý, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và Việt Nam, làm cơ sở tiến hành xem xét khoa học, khách quan, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ nhằm xây dựng cơ sở pháp lý cho việc quản lý thuốc lá thế hệ mới.
Thuốc lá thế hệ mới phổ biến trên toàn thế giới và tại Việt Nam với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Thuốc lá điện tử là thiết bị dùng pin để làm nóng dung dịch (tinh dầu) có hoặc không có ni-cô-tin và hương liệu.
Dung dịch này đựng trong ống dùng một lần hoặc có thể tái nạp sẽ tạo ra sol khí cho người sử dụng hút vào.
Thuốc lá nung nóng là sự kết hợp thiết bị điện tử và sản phẩm thuốc lá làm sản sinh ra sol khí chứa ni-cô-tin với hương vị thuốc lá cho người sử dụng hít vào.
Thuốc lá làm nóng được chế biến theo quy trình đặc biệt từ nguyên liệu thuốc lá thông thường (sử dụng giấy, lá thuốc lá hoặc gỗ có tẩm ni-cô-tin).
Thuốc lá nung nóng xuất hiện trên thị trường từ năm 1988 nhưng những sản phẩm đời đầu không hấp dẫn được người sử dụng.
Sau này, các thế hệ sản phẩm thuốc lá thế hệ mới đã được cải tiến, thu hút giới trẻ tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam sử dụng.
Việc quản lý, kiểm soát, cấp phép, cấm… các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới được các quốc gia xem xét cẩn trọng bởi những vấn đề liên quan chặt chẽ giữa thuốc lá thế hệ mới với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sức khỏe, y tế, môi trường…
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam chưa có cơ chế góp ý để kiểm soát các vấn đề liên quan đến thuốc lá thế hệ mới.
Các hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu, buôn bán, kinh doanh, sử dụng thuốc lá thế hệ mới trên thị trường là chưa được phép của Chính phủ Việt Nam.Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Bộ Y tế trong việc xem xét các loại thuốc lá thế hệ mới này gây ảnh hưởng, tác hại thế nào đến sức khỏe, tính mạng của người dân để tham mưu các chính sách quản lý.
Một loạt vấn đề liên quan đến thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam cần được xem xét, như thuốc lá thế hệ mới có quan hệ thế nào với sức khỏe và y tế; việc quản lý thuốc lá thế hệ mới thế nào để không ảnh hưởng đến vấn đề thu thuế. Ngoài ra, cần định dạng vấn đề: Các loại thuốc lá tác động đến sức khỏe, kinh tế, xã hội, môi trường, phòng tránh cháy nổ...
Theo bà Lê Thị Thu (Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam), nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử tại Việt Nam cho thấy có xu hướng gia tăng ở các thành phố lớn, trong nhóm đối tượng có mức sống khá và trong giới trẻ.
Giá thành của sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam có thể từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Chi phí cho sử dụng hương liệu bình quân hàng tháng với một người sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên khoảng 1 triệu đồng/tháng.
Tại Việt Nam chưa có cơ chế, chính sách quản lý thuốc lá điện tử và nung nóng nên các sản phẩm này được bày bán, quảng cáo mạnh mẽ trên các mạng xã hội.
Bà Lê Thị Thu kiến nghị cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để sản phẩm chưa được phép lưu hành được bán tự do trên thị trường, đồng thời cần xem xét, cấm bán, sản xuất, quảng cáo các sản phẩm này tại Việt Nam.
Về tác hại của thuốc lá nung nóng, Ông Nguyễn Tuấn Lâm (Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam) cho biết thuốc lá nung nóng tạo ra chất khí độc hại (như trong khói thuốc lá truyền thống) gây hại cho người hút và người xung quanh.
Nồng độ một số hóa chất trong thuốc lá nung nóng thấp hơn trong thuốc lá thông thường nhưng nồng độ một số hóa chất khác lại cao hơn.
Nồng độ hóa chất thấp không đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây các kích ứng về hô hấp, gây bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến thai kỳ...
Thuốc lá nung nóng chứa ni-cô-tin nên gây nghiện và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, trẻ vị thành niên và phụ nữ.
Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên xem xét việc cấm hoặc quản lý chặt chẽ đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, cũng như tinh dầu sử dụng đối với các loại sản phẩm này.
WHO cũng khuyến cáo cần ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt trong đối tượng người trẻ, trẻ vị thành niên, phụ nữ vì đây là nhóm dễ tổn thương; tiến hành các biện pháp giảm thiểu rủi ro sức khỏe đối với người dùng và người tiếp xúc với khói thuốc; kiểm soát thuốc lá khỏi tất cả các lợi ích thương mại và các lợi ích khác.
Hiện trên thế giới có 3 xu hướng xử lý vấn đề thuốc lá thế hệ mới. Thứ nhất là cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử (ít nhất 24 quốc gia và vùng lãnh thổ).
Thứ hai cho phép bán thuốc lá điện tử dưới dạng giấy phép sản phẩm thuốc hoặc điều trị (8 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng).
Thứ ba là các nước quản lý thuốc lá điện tử bằng các biện pháp tổng hợp. Tại Hội thảo, phần lớn các đại biểu kiến nghị Việt Nam nên cấm thuốc lá thế hệ mới; tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố liên quan đến thuốc lá thế hệ mới.
Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khuyến nghị, đối với thuốc lá điện tử, cần cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu, quảng cáo.
Đối với thuốc lá làm nóng, tốt nhất nên cấm hoàn toàn việc mua bán, sản xuất, nhập khẩu, quảng cáo.
Trong trường hợp thí điểm, chỉ xem xét thực hiện thí điểm sau khi hoàn thiện tất cả các công cụ pháp lý và điều kiện kỹ thuật để quản lý.
Việt Nam là một trong số quốc gia hàng đầu thế giới về tỷ lệ sử dụng rượu bia và thuốc lá. Do vậy, các vấn đề liên quan đến các dòng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Việt Nam.
Bộ Công Thương đã đề xuất văn bản lên Chính phủ về việc quản lý thuốc lá. Các bộ: Y tế, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư… sẽ có ý kiến về vấn đề thuốc lá thế hệ mới trong thời gian tới.
Ngọc Bích
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình