Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ sáu, 25/10/2024 - 12:13
(Thanh tra) - Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013, qua hơn 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới, tỷ lệ hút thuốc trong giới trẻ đang gia tăng và tuổi bắt đầu hút thuốc đang ngày càng trẻ hóa.
Tiểu phẩm của học sinh Trường THCS Tiền Phong (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử đối với học sinh. Ảnh: Minh Nguyệt
Mặc dù các cấp, ngành đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên, học sinh hút thuốc lá điện tử ngày càng nhiều.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian qua, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá được các cơ sở giáo dục chú trọng triển khai và đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận các em học sinh sử dụng các sản phẩm thuốc lá điếu thông thường, bên cạnh đó việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới, như: thuốc lá điện tử thuốc lá nung nóng đang có dấu hiệu gia tăng.
Theo điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới , tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh độ tuổi 13 -15 là 3,5%.
Tại nhiều diễn đàn, các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, với lứa tuổi học sinh khi hút một trong các loại trên sẽ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc lá, gặp phải những căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập và tương lai sau này.
Được biết, cuối năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định phê duyệt Tài liệu hướng dẫn giáo dục lồng ghép phòng, chống tác hại của thuốc lá trong bài giảng môn học, hoạt động giáo dục cấp Trung học phổ thông.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu hướng dẫn giáo dục lồng ghép phòng, chống tác hại của thuốc lá trong một số môn học và hoạt động giáo dục cấp THPT được biên soạn nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên THPT cập nhật các kiến thức về thuốc lá, tác hại của thuốc lá, cách phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng như phương pháp luận tiếp cận và các hình thức thực hiện lồng ghép, tích hợp khối kiến thức này trong việc dạy và học một số môn học, các hoạt động giáo dục ở cấp THPT. Qua đó giúp học sinh nhận thức được các hệ lụy nghiêm trọng trong việc hút thuốc lá và có thái độ, ứng xử đúng đắn đối với phòng, chống tác hại của thuốc lá, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, không khói thuốc lá.
Về phía Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cũng đặc biệt nhấn mạnh, công tác tuyên truyền, phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ sức khỏe của các thế hệ tương lai của đất nước, giảm tỷ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm các gánh nặng bệnh tật và kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
Với mục tiêu đó, thời gian qua, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Giáo dục và Đào tạo của nhiều tỉnh, thành phố tổ chức các lớp tập huấn về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho giáo viên và tuyên truyền cho học sinh về tác hại của thuốc lá.
Qua các lớp tập huấn, các giáo viên, cán bộ phụ trách công tác y tế trường học sẽ là những tuyên truyền viên giúp các trường học triển khai tốt quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, căn cứ vào Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và dựa trên kinh nghiệm tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường xây dựng trường học không khói thuốc.
Tại nhiều địa phương đã triển khai nhiều hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trong đó tập trung đưa nội dung giảng dạy về phòng, chống tác hại của thuốc lá vào trường học và nhân rộng việc thực hiện các mô hình môi trường không khói thuốc.
Để công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu quả, tạo môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, thời gian tới, các cơ sở giáo dục, đào tạo cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tác hại của thuốc lá và các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bên cạnh đó, cần tăng cường phổ biến rộng rãi về tác hại của các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cho học sinh, giáo viên, người lao động tại cơ sở giáo dục. Đặc biệt, cần xây dựng môi trường, trường học không khói thuốc; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán và sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng tại các cơ sở giáo dục.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…
Phương Anh
20:59 22/11/2024(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Phương Anh
20:58 22/11/2024Phương Anh
15:41 22/11/2024Phương Anh
21:05 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Phương Anh
14:35 21/11/2024Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh