Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/09/2016 - 14:06
(Thanh tra)- Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến nay đã có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika tại huyện Hoài Đức. Ảnh: TL
Đặc biệt, trong thời gian từ cuối tháng 8/2016 đến nay, tại Singapore đã bùng phát dịch bệnh này với số trường hợp mắc tăng nhanh hàng ngày. Tại Việt Nam, theo số liệu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 65.339 trường hợp mắc sốt xuất huyết và có 20 trường hợp tử vong; ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika tại Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh và Phú Yên.
Huy động cả cộng đồng vào cuộc
Đối với Hà Nội, từ đầu năm đến nay ghi nhận 1.084 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 243 xã phường, thị trấn của 29 quận, huyện (trừ thị xã Sơn Tây), hiện chưa có bệnh nhân tử vong, số người mắc bệnh giảm 46% so với cùng kỳ năm 2015. Số ca mắc sốt xuất huyết xu hướng gia tăng từ tháng 7, tăng nhanh trong tháng 8 và những ngày đầu tháng 9 do yếu tố thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và lây truyền bệnh. Chưa có trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Zikia.
Trước tình hình sốt xuất huyết trong nước cũng như tại Hà Nội cùng với bệnh do vi rút Zika đang diễn biến phức tạp tại Singapore và một số nước trong khu vực, nguy cơ bệnh do vi rút Zika xuất hiện ở Hà Nội và khả năng bùng phát dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika là có thể nếu không có biện pháp chủ động, quyết liệt phòng, chống dịch. Do vậy, để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika, không để dịch bùng phát trên địa bàn TP, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với ngành Y tế trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika.
Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP ra quân tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika trên địa bàn, đặc biệt tại các xã, phường trọng điểm, khu vực có ổ dịch cũ, các khu công trường, trường học… Huy động cộng đồng hưởng ứng và tham gia các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: Ngủ màn, vệ sinh môi trường diệt bọ gậy không cho muỗi có nơi cư trú, sinh sản...
TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm việc với TTYT quận Đống Đa về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika. Ảnh: TL
Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch
Nhằm chủ động và quyết liệt thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, cuối tháng 8 và đầu tháng 9, Sở Y tế Hà Nội đã làm việc với Trung tâm Y tế (TTYT) quận Đống Đa về công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết cũng như phát động đợt cao điểm chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Được biết, thời gian qua, trước thực trạng thời tiết đang có diễn biến phức tạp, TTYT huyện Hoài Đức chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn huyện, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết. Chủ động, phối hợp với TTYT Dự phòng Hà Nội tổ chức chiến dịch phun hóa chất diện rộng 2 lần tại xã La Phù. Chỉ đạo và phối hợp với các trạm y tế xã, thị trấn triển khai các hoạt động điều tra dịch tễ các ca bệnh, ổ dịch; điều tra côn trùng; tổ chức triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, thả cá, thả Abate, phun hóa chất xử lý các ổ dịch; truyền thông trực tiếp tại các ổ dịch, phát tờ rơi. Đồng thời, thực hiện thống kê, báo cáo theo quy định.
Tại quận Đống Đa, bác sĩ Trịnh Thanh Thủy, Giám đốc TTYT quận cho biết, việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đã được TTYT quận thực hiện ngay từ đầu năm với mục tiêu khống chế, đẩy lùi sốt xuất huyết không lan rộng ra cộng đồng. Từ đầu năm đến ngày 22/8/2016, toàn quận Đống Đa ghi nhận 58 ca bệnh rải rác tại 18/21 phường, xác định 20 ổ dịch tại 11 phường. Số ca bệnh tăng 1,16 lần và ổ dịch tăng 1,43 lần so với cùng kỳ năm 2015 (50 ca bệnh/14 ổ dịch). Các phường có số ca mắc cao là Láng Thượng, Láng Hạ, Ô chợ Dừa, Phương Liệt, Trung Liệt, Thịnh Quang. Hiện tại, các ổ dịch sốt xuất huyết đã được khống chế hoàn toàn, không còn ổ dịch đang hoạt động.
Theo TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội cần tiếp tục chủ động diệt loăng quăng, diệt muỗi tại cộng đồng; tăng cường giám sát các ổ dịch cũ, theo dõi tình hình diễn biến côn trùng gây bệnh sốt xuất huyết, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh, chống dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cần được chú trọng hơn nữa, nâng cao vai trò và trách nhiệm của người dân trong phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Cũng theo TS Hoàng Đức Hạnh, để công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả cần dựa vào cộng đồng, đặc biệt là ý thức phòng bệnh ngay từ cộng đồng của chính mỗi người dân. Các cán bộ y tế không thể hằng ngày đến nhà dân dọn vệ sinh, đổ nước bình hoa hay nước tù đọng ở chậu cây cảnh, các vật dụng chứa nước… mà chính người dân hằng ngày bớt chút thời gian vệ sinh sạch sẽ nơi mình ở, không để cho muỗi có môi trường sinh trưởng và phát triển. Như vậy, không chỉ phòng, chống được dịch bệnh sốt xuất huyết cho chính gia đình mình và còn phòng, chống dịch bệnh cho cả cộng đồng…
Thương Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024Trung Hà
Ngọc Tuấn
Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền