Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mở rộng BHYT với giới trẻ đem lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài

Trần Trung

Thứ tư, 08/09/2021 - 15:56

(Thanh tra) - Thời gian qua, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) đã phát huy tốt vai trò an sinh, giúp các em được chăm sóc sức khỏe toàn diện, được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh (KCB).

BHYT HSSV là chính sách mang tính xã hội, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện theo quy định tại Luật BHYT và được thực hiện theo nguyên tắc: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT. Ảnh minh họa

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vấn đề bảo vệ sức khỏe con người càng trở nên quan trọng. Đại dịch cũng cho thấy sự cần thiết về việc xây dựng một chính sách để bảo vệ sức khỏe xã hội toàn diện hơn và ngay bây giờ phải được thực thi với thế hệ trẻ, với các em HSSV.

Năm 2025: Mục tiêu 95% dân số có BHYT hoàn toàn khả thi

Chính sách BHYT HSSV được tạo ra nhằm mục đích cao nhất là đảm bảo hỗ trợ cho các em được tham gia đầy đủ, toàn diện về chăm sóc sức khỏe.

Đánh giá cao quá trình xây dựng hoàn thiện chính sách, thực thi chính sách BHYT và đặc biệt là việc đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% dân số tham gia BHYT, bà Marielle Phe Goursat - chuyên gia kỹ thuật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho rằng việc “đạt mục tiêu 95% dân số Việt Nam có BHYT vào năm 2025 là hoàn toàn khả thi”.

Chuyên gia kỹ thuật của ILO phân tích, lợi ích của BHYT được thấy rõ khi chi phí chăm sóc sức khỏe của người dân được đảm bảo chi trả, góp phần gián tiếp bảo vệ thu nhập và khi thu nhập được đảm bảo, các gia đình có đầu tư tốt hơn các nhu cầu thiết yếu khác của cuộc sống như thực phẩm, dinh dưỡng… giúp họ khỏe mạnh.

“Những người khỏe mạnh có thu nhập đảm bảo có thể đầu tư tốt hơn cho tương lai và chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn. Điều này giúp phát triển nguồn vốn con người, dẫn đến lực lượng lao động được giáo dục tốt hơn, khỏe mạnh hơn và năng suất hơn”, bà Marielle Phe Goursat nói.

Vì thế, theo bà Marielle Phe Goursat, để người dân được tiếp cận với các quyền lợi chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh với chi phí hợp lý và được trợ cấp thu nhập khi ốm đau thực sự là “vấn đề cốt lõi để ứng phó với các đợt bùng phát dịch bệnh như Covid-19”.

Trong bối cảnh bình thường, BHYT đã có vai trò quan trọng, khi đại dịch ập đến và gây ảnh hưởng toàn cầu như hiện nay, BHYT càng khẳng định tính thiết yếu một cách mạnh mẽ hơn.

Chính sách BHYT của Việt Nam mang tính bao trùm

Chuyên gia của ILO cũng đánh giá cao tỷ lệ bao phủ BHYT với HSSV tại Việt Nam. Việc Chính phủ hỗ trợ 30% mức đóng cho nhóm HSSV, theo bà, là một nguồn động lực hiệu quả thúc đẩy các gia đình tham gia cho con em mình.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Quỹ BHYT cũng phân bổ 5% số thu, phục vụ cho y tế trường học, chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng cho các em HSSV- đây là thuận lợi rất lớn, qua đó cho thấy chính sách BHYT của Việt Nam mang tính bao trùm, đem lại lợi ích thiết thực đến từng nhóm đối tượng cụ thể.

Theo thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), đến nay đã có hàng chục triệu lượt HSSV được Quỹ BHYT chi trả kinh phí khám, chữa bệnh; số tiền chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho HSSV do Quỹ BHYT chi trả trong những năm gần đây lên tới hàng nghìn tỷ đồng/năm. Trong đó có nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo đã được thanh toán hàng tỷ đồng.

Đơn cử như trường hợp HS ở TP Hải Phòng tham gia BHYT được Quỹ BHYT chi trả 1,8 tỷ đồng chi phí khám, chữa bệnh năm 2019. Được biết, HS này bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, phải dùng các thuốc chuyên khoa, đặc trị, trong đó có thuốc Kedrigamma (riêng chi phí mua thuốc này được BHYT thanh toán khoảng 720 triệu đồng). Hay một HS ở tỉnh Hòa Bình được BHYT chi trả với số tiền hơn 1 tỷ đồng năm 2020.

Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng Phòng truyền thông và phát triển đối tượng (BHXH TP Hà Nội) nhấn mạnh, BHYT HSSV là chính sách mang tính xã hội, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện theo quy định tại Luật BHYT và được thực hiện theo nguyên tắc: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

Như vậy, việc tham gia BHYT còn thể hiện trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng của mỗi người.

“Ngoài trách nhiệm của gia đình, BHYT là chính sách của nhà nước, đem lại một cơ chế tích cực để đạt mục tiêu này; mở rộng BHYT với giới trẻ sẽ đem lại lợi ích cả trước mắt cũng như dài lâu. Giới trẻ cũng cần ý thức rõ tầm quan trọng của BHYT để đóng vai trò chủ động, tích cực hơn trong thúc đẩy sự tham gia, qua đó phát triển của BHYT, từng bước hình thành nền tảng bảo vệ chăm sóc sức khỏe xã hội”, bà Marielle Phe Goursat nhấn mạnh.

Theo BHXH Việt Nam, cùng với việc hoàn thiện chính sách BHYT, việc tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT ngày càng dễ dàng hơn; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, trong đó có đối tượng HSSV ngày càng được nâng cao. 

Đặc biệt, từ đầu năm 2021 đến nay, người tham gia BHYT, trong đó có hơn 18 triệu HSSV được thụ hưởng nhiều chính sách mới ưu việt hơn.

Nổi bật là chính sách thông tuyến trong điều trị nội trú đối với khám, chữa bệnh BHYT được triển khai trên quy mô toàn quốc giúp một số trường hợp tham gia BHYT điều trị trái tuyến vẫn được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú như đúng tuyến. Bên cạnh đó, ngành BHXH các địa phương cũng linh hoạt trong tổ chức thu phí BHYT đối với HSSV để hỗ trợ các gia đình.  

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…

Phương Anh

20:59 22/11/2024
Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Phương Anh

20:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm