Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 12/09/2016 - 13:03
(Thanh tra) - Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 2 trong khu vực Tây Thái Bình Dương về số lượng người nhiễm viêm gan B. Bệnh viêm gan ở Việt Nam đang tăng mạnh ở mức báo động và nếu không có những biện pháp tích cực từ phía ngành Y tế, thì nguy cơ viêm gan B thành nỗi lo đại dịch của người dân.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa virut viêm gan hiệu quả. Ảnh: Internet
Số người nhiễm bệnh virus viêm gan tăng chóng mặt
Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây biến chứng gan như xơ gan, ung thư gan, có thể dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân nhiễm mạn tính thùy sớm có nguy cơ bị ung thư gan, xơ gan ở tuổi trẻ. Đây cũng là một trong số những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao trên thế giới. Ở nước ta, viêm gan virus đứng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử vong, trong đó viêm gan siêu B chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất.
Điều đáng nói là trong thời điểm giao mùa như hiện nay, lượng người nhiễm viêm gan bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo ghi nhận tại Trạm Y tế xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cho thấy thời điểm này có đến gần 50 bệnh nhân mắc bệnh viêm gan A với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn…
Hiện không riêng huyện Gio Linh mà nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng có số lượng người mắc căn bệnh gia tăng. Ngành Y tế Quảng Trị cũng thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, thực hiện ăn chín uống sôi và sử dụng vôi bột để khử trùng tránh dịch bệnh lây lan.
Theo ước tính có khoảng 15 - 20% dân số Việt Nam bị nhiễm viêm gan siêu vi nói chung. Riêng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám vì bệnh gan. Chiếm đa số trong đó vẫn là bệnh nhân đến khám vì viêm gan siêu vi.
Virut viêm gan A (HAV) thuộc họ Picornaviridae. Về cấu trúc, HAV có một vỏ bọc rất kiên cố giúp cho chúng sống sót được trong nhiều năm ở môi trường bên ngoài, ngay cả với nhiệt độ lạnh đến -20oC. Vì vậy, HAV tồn tại và lan truyền trong tự nhiên một cách dễ dàng. HAV sinh trưởng nhanh và rất dễ lây lan trong môi trường qua thức ăn, nước uống, chất thải. Bởi vì điều kiện lây lan của HAV quá dễ dàng nên bệnh thường bùng phát thành những vụ dịch lan tràn trong các vùng dân cư. Bệnh liên quan chặt chẽ với vệ sinh môi trường (VSMT), vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Do đó ở địa phương nào vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm càng kém thì bệnh do HAV càng dễ phát triển và rất dễ bùng phát trở thành dịch bệnh nếu như người bệnh không biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh. Khi người lành mắc bệnh viêm gan B thì ngay lập tức virus sẽ tấn công vào gan. Nếu như bệnh nhân có lối sống không lành mạnh và khoa học thì việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng là rất lớn.
Cần một chiến lược phòng chống viêm gan tại Việt Nam
Theo đánh giá của Văn phòng WHO tại Việt Nam, Việt Nam hiện đứng thứ 2 trong khu vực Tây Thái Bình Dương về số lượng người nhiễm viêm gan B, chỉ sau Trung Quốc.
Theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế thì hiện nay nước ta có khoảng 9 triệu người mắc viêm gan (chiếm khoảng 6% - 20% dân số) và một triệu người bị viêm gan C (chiếm 0,2% - 4% dân số), thuộc nhóm cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương, cao gấp 40 lần số người nhiễm HIV. Bên cạnh đó còn ghi nhận các trường hợp viêm gan A, D, E. Đặc biệt trong nhóm người tiêm chích ma túy có đến 54% mắc viêm gan siêu vi C. Cũng theo ước tính từ Bộ Y tế, đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan B mạn tính.
Khác với viêm gan A, đường lây truyền viêm gan virus B và C chủ yếu qua máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Ở nước ta, nguồn lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con chiếm tới từ 80% - 90%. Tuy nhiên, việc trích ngừa dự phòng bằng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh chưa đạt hiệu quả cao.
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ được tiêm ngừa mũi 24 giờ đầu sau sinh vào năm 2015 tại nước ta mới chỉ gần 70%, thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của WHO là 85%. 22 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm dưới 30%, có những tỉnh chỉ đạt 11-12%. Nguyên nhân một phần là do lo ngại những năm gần đây xảy ra một số trường hợp tai biến liên quan đến tiêm chủng khiến nhiều phụ huynh hoang mang không cho con em đi tiêm. Các bệnh viện cũng ngại triển khai tiêm ngừa vì lo sợ rủi ro.
Hiện nay, trong công tác điều trị, phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi của chúng ta đang tồn tại khá nhiều bất cập. Về viêm gan siêu vi B tại Việt Nam có thuốc chích tương đối tốt. Ngoài ra, chúng ta còn có các loại thuốc uống ngăn chặn sự phát triển của siêu vi gây đến những nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên, chi phí điều trị, đặc biệt là điều trị viêm gan C có giá thành rất cao.
Trong chiến lược phòng chống viêm gan của Việt Nam, công cụ quan trọng đầu tiên là dự phòng bằng vacxin viêm gan B sớm và đúng quy định. Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi nhiễm virus viêm gan B xuống dưới 1% vào năm 2017, phải có 90% trẻ được tiêm mũi sơ sinh và trên 95% trẻ được tiêm 3 mũi vacxin ngừa bệnh.
Do vậy, cơ quan Y tế cần có những động thái tích cực trong công tác phòng chống bệnh. Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng cần có những chính sách thiết thực, tạo điều kiện cho người dân trong quá trình điều trị bệnh viêm gan.
Bình Yên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang