Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khiếp đảm bác sĩ "bấm số" như xe tốc hành

Chủ nhật, 02/11/2014 - 10:11

Nhiều bác sĩ khám sức khỏe chỉ có…45 giây, khám bệnh 1 phút. Nhiều bạn đọc rất bức xúc thực trạng này. BS khám bệnh "tốc hành”, làm sao xử lý tận gốc?

Nhiều bệnh nhân phải chờ hàng giờ đồng hồ trong môt bệnh viện. Ảnh minh họ

Nhiều bệnh nhân phải ngồi chờ hàng giờ đồng hồ trong bệnh viện, chịu cảnh vật vờ trong cơn bệnh để chờ đợi đến lượt vào phòng khám gặp bác sĩ. Nhưng đến lúc được khám thì bác sĩ định bệnh nhanh như chớp.Chờ một giờ, khám một phútBộ Y tế từng có hướng dẫn mỗi bàn khám bệnh chỉ khám tối đa cho 35 bệnh nhân/ngày.Tuy nhiên, thực tế chúng tôi ghi nhận tại nhiều bệnh viện (có cả bệnh viện nhi), phòng khám thường, phòng khám dịch vụ, chỉ trong một buổi sáng bác sĩ tiếp nhận từ 70- 90 bệnh nhân.Theo quy định, thời gian khám cho mỗi bệnh nhân phải đạt tối thiểu 10 phút nhưng hai lần khám tại Bệnh viện D.L. ở TP.HCM, sinh viên Đỗ Thị Cẩm Loan (ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM) phải chờ rất lâu, được khám rất nhanh.Nhiều bệnh nhân không hài lòng với việc khám “tốc hành” , nhưng trước tình trạng BV quá tải, bệnh nhân quá đông, người bệnh buộc phải chấp nhận các yêu cầu của nơi khám.Cô Lê Thị Cẩm Hương (56 tuổi, hư trí, ngụ xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) hàng tháng phải đến BV Chợ Rẫy (TP.HCM) tái khám bệnh xương khớp.Vừa mệt mỏi vì đi đường xa, vừa bỏ công chờ đợi lâu mà quá trình khám lại diễn ra tốc hành…như một dây chuyền công nghiệp.Quá tải BV, khám qua loa, kết quả không ổnQua nhiều lần phải chờ đợi lâu, ảnh hưởng đến công việc mà hiệu quả từ những đơn thuốc “tốc hành” lại không tới đâu, anh Trương Văn Tuấn (Phường 5, Q.11, TP.HCM) giờ đã chuyển sang khám dịch vụ mặc dù phải chịu chi trả thêm một khoản tiền so với khám bằng BHYT như trước.Thậm chí, trong một lần khám bệnh tại Bệnh viện quận, anh Tuấn phải đợi đến 4 giờ chiều, nhận được thông báo đã hết giờ khám bệnh theo diện BHYT, chỉ còn khám dịch vụ.  Nhiều bệnh nhân đã mệt mỏi, ngủ gật khi phải chờ đợ rất lâu để được khám bệnh tại bệnh viện quận 3, TP.HCM. Ảnh minh họa: Hữu KhoaCòn cô Hương, do điều kiện xa xôi, mỗi lần như thế cô Hương đều phải đón xe đi từ khuya. Khám bệnh xong và trở về nhà thì đã tận chiều tối. “Có hôm vì quá mệt, tôi xỉu tại bệnh viện…Hôm khác thì về tới nhà đã 8 giờ tối” – cô Hương nói.Mặc dù đã đăng kí khám bệnh qua tổng đài của BV trước đó 3 tuần nhưng cô Hương vẫn phải chịu cảnh “dựa lưng tường, chờ tới lượt”.  Các bệnh nhân luôn phải chịu cảnh vật vờ trong cơn bệnh để chờ đợi đến lượt vào phòng khám gặp bác sĩ. Ảnh minh họaGiải quyết quá tải ở BV mới tránh được khám “tốc hành”Theo GS. BS Trần Đông A (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM) thì từ năm 2001, người ta đã vẽ được bản đồ gen của con người và đi đến kết luận không ai giống ai về bản đồ gen, ngoại trừ một trường hợp cực kỳ hiếm là song sinh đơn trứng.GS.BS Trần Đông A cho biết, bản đồ gen này chỉ ra những cách thức để chống lại bệnh tật. Thực tế, cùng một bệnh nhưng mỗi người sẽ có một biểu hiện lâm sàng khác nhau vì bản đồ gen của họ không giống nhau vì vậy, cách điều trị cũng có phần khác nhau.Người bác sĩ phải theo sát bệnh nhân, phải hỏi những câu hỏi cụ thể để biết thật rõ về tình hình sức khỏe của từng bệnh nhân từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.GS.BS Trần Đông A nhấn mạnh: “Đầu tiên, người bác sĩ phải biết lắng nghe!”Bác sĩ phải lắng nghe người bệnh nhân kể về lịch sử bệnh của mình, từ đó hỏi những câu hỏi cần thiết để làm rõ triệu chứng người bệnh nhân mới khai, sau đó mới cho làm những xét nghiệm cần thiết để định bệnh.Vì những lý do trên nến bác sĩ  khám bệnh chỉ trong một phút là phản toàn bộ khoa học hiện tại.Để tránh được chuyện khám bệnh trong một phút, cần phải giải quyết vấn đề quá tải trong các bệnh viện hiện nay - GS.BS Trần Đông A khẳng định.

Nhiều bệnh nhân phải ngồi chờ hàng giờ đồng hồ trong bệnh viện, chịu cảnh vật vờ trong cơn bệnh để chờ đợi đến lượt vào phòng khám gặp bác sĩ. Nhưng đến lúc được khám thì bác sĩ định bệnh nhanh như chớp.Chờ một giờ, khám một phútBộ Y tế từng có hướng dẫn mỗi bàn khám bệnh chỉ khám tối đa cho 35 bệnh nhân/ngày.Tuy nhiên, thực tế chúng tôi ghi nhận tại nhiều bệnh viện (có cả bệnh viện nhi), phòng khám thường, phòng khám dịch vụ, chỉ trong một buổi sáng bác sĩ tiếp nhận từ 70- 90 bệnh nhân.Theo quy định, thời gian khám cho mỗi bệnh nhân phải đạt tối thiểu 10 phút nhưng hai lần khám tại Bệnh viện D.L. ở TP.HCM, sinh viên Đỗ Thị Cẩm Loan (ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM) phải chờ rất lâu, được khám rất nhanh.Nhiều bệnh nhân không hài lòng với việc khám “tốc hành” , nhưng trước tình trạng BV quá tải, bệnh nhân quá đông, người bệnh buộc phải chấp nhận các yêu cầu của nơi khám.Cô Lê Thị Cẩm Hương (56 tuổi, hư trí, ngụ xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) hàng tháng phải đến BV Chợ Rẫy (TP.HCM) tái khám bệnh xương khớp.Vừa mệt mỏi vì đi đường xa, vừa bỏ công chờ đợi lâu mà quá trình khám lại diễn ra tốc hành…như một dây chuyền công nghiệp.Quá tải BV, khám qua loa, kết quả không ổnQua nhiều lần phải chờ đợi lâu, ảnh hưởng đến công việc mà hiệu quả từ những đơn thuốc “tốc hành” lại không tới đâu, anh Trương Văn Tuấn (Phường 5, Q.11, TP.HCM) giờ đã chuyển sang khám dịch vụ mặc dù phải chịu chi trả thêm một khoản tiền so với khám bằng BHYT như trước.Thậm chí, trong một lần khám bệnh tại Bệnh viện quận, anh Tuấn phải đợi đến 4 giờ chiều, nhận được thông báo đã hết giờ khám bệnh theo diện BHYT, chỉ còn khám dịch vụ.  Nhiều bệnh nhân đã mệt mỏi, ngủ gật khi phải chờ đợ rất lâu để được khám bệnh tại bệnh viện quận 3, TP.HCM. Ảnh minh họa: Hữu KhoaCòn cô Hương, do điều kiện xa xôi, mỗi lần như thế cô Hương đều phải đón xe đi từ khuya. Khám bệnh xong và trở về nhà thì đã tận chiều tối. “Có hôm vì quá mệt, tôi xỉu tại bệnh viện…Hôm khác thì về tới nhà đã 8 giờ tối” – cô Hương nói.Mặc dù đã đăng kí khám bệnh qua tổng đài của BV trước đó 3 tuần nhưng cô Hương vẫn phải chịu cảnh “dựa lưng tường, chờ tới lượt”.  Các bệnh nhân luôn phải chịu cảnh vật vờ trong cơn bệnh để chờ đợi đến lượt vào phòng khám gặp bác sĩ. Ảnh minh họaGiải quyết quá tải ở BV mới tránh được khám “tốc hành”Theo GS. BS Trần Đông A (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM) thì từ năm 2001, người ta đã vẽ được bản đồ gen của con người và đi đến kết luận không ai giống ai về bản đồ gen, ngoại trừ một trường hợp cực kỳ hiếm là song sinh đơn trứng.GS.BS Trần Đông A cho biết, bản đồ gen này chỉ ra những cách thức để chống lại bệnh tật. Thực tế, cùng một bệnh nhưng mỗi người sẽ có một biểu hiện lâm sàng khác nhau vì bản đồ gen của họ không giống nhau vì vậy, cách điều trị cũng có phần khác nhau.Người bác sĩ phải theo sát bệnh nhân, phải hỏi những câu hỏi cụ thể để biết thật rõ về tình hình sức khỏe của từng bệnh nhân từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.GS.BS Trần Đông A nhấn mạnh: “Đầu tiên, người bác sĩ phải biết lắng nghe!”Bác sĩ phải lắng nghe người bệnh nhân kể về lịch sử bệnh của mình, từ đó hỏi những câu hỏi cần thiết để làm rõ triệu chứng người bệnh nhân mới khai, sau đó mới cho làm những xét nghiệm cần thiết để định bệnh.Vì những lý do trên nến bác sĩ  khám bệnh chỉ trong một phút là phản toàn bộ khoa học hiện tại.Để tránh được chuyện khám bệnh trong một phút, cần phải giải quyết vấn đề quá tải trong các bệnh viện hiện nay - GS.BS Trần Đông A khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm