Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/03/2018 - 20:49
Bệnh viện Nhi đồng Tp Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận một bé gái 7 tuổi trong tình trạng sốt cao, hồng ban toàn thân, lở loét niêm mạc môi miệng, rỉ rịch ở niêm mạc mũi, đường tiết liệu, hậu môn. Chẩn đoán cho thấy cháu bé bị có làn da trông như "bỏng nặng" do mắc hội chứng Stevens Johnson Syndrome vì dùng thuốc bừa bãi.
Bệnh nhi với những vết bỏng toàn thân do dùng thuốc không đúng (Ảnh BSCC)
Bệnh nhi tên N. được nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Tp Hồ Chí Minh trong tình trạng sốt cao, nổi ban da toàn thân, kết mạc mắt bị viêm đỏ, lở loét niêm mạc môi miệng gây đau họng, khó nuốt; rỉ dịch ở niêm mạc mũi, kết mạc mắt, đường tiết niệu, hậu môn...
Theo các bác sĩ, đây là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng khi xảy ra thường có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết trước đó 4 ngày, cháu N. bị sốt, ho, sổ mũi, ngứa vùng kín nên đến khám mua thuốc uống không rõ loại tại phòng khám tư nhân.
Nhưng sau uống thuốc, cháu bị nổi hồng ban đỏ ở mặt, lan toàn thân mình nên được nhập viện tại địa phương cấp cứu. Sau khi nhập viện, bé vẫn sốt cao, tổn thương hồng ban da lan rộng khắp toàn thân, lở loét niêm mạc môi miệng gây đau họng, khó nuốt; rỉ dịch ở niêm mạc mũi, kết mạc mắt, đường tiết niệu, hậu môn, được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Tp. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị hội chứng Stevens Johnson do dị ứng thuốc.
Các bác sĩ đã điều trị tích cực với truyền dịch bù nước điện giải, dinh dưỡng năng lượng cao, chăm sóc giảm thiểu thương tổn da niêm, kháng sinh phòng chống bội nhiễm, bé được nằm phòng cách ly ở khoa Hồi sức tích cực để tránh bị nhiễm trùng thêm. Kết quả là sau gần 1 tuần điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực, đến nay tình trạng cháu cải thiện dần, tỉnh táo, ăn uống được, da niêm bớt tổn thương, đang trong quá trình lành lặn.
Các bác sĩ khuyến cáo, các phụ huynh lưu ý sử dụng thuốc cho con em mình phải theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống, không nên lạm dụng thuốc bổ, vitamine, thuốc cảm, ho, sổ mũi... Khi cho trẻ uống thuốc, phải theo toa bác sĩ, không được chia nhỏ thuốc dành cho người lớn để trẻ uống. Khi thấy trẻ nổi hồng ban trên da đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng, hậu môn,... nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Theo Diệu Linh (Dân Việt)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình