Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều trị nhầm hơn 1 tháng mới được phát hiện ngộ độc pate Minh Chay

Theo Kim Dung/VOV-TPHCM

Thứ bảy, 12/09/2020 - 16:02

Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) vừa tiếp nhận thêm bệnh nhân bị ngộ độc pate Minh Chay. Người này đã trải qua hơn 1 tháng điều trị yếu liệt cơ tại bệnh viện tỉnh.

Bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum khó khăn trở lại cuộc sống bình thường

Theo thông tin từ Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), đơn vị này vừa tiếp nhận thêm bệnh nhân bị ngộ độc pate Minh Chay. Người này đã trải qua hơn 1 tháng điều trị yếu liệt cơ tại bệnh viện tỉnh. Đây là trường hợp thứ 10 được ghi nhận tại TPHCM và là người thứ 7 điều trị tại đơn vị này.

Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trước đó hơn 1 tháng, bệnh nhân này nhập viện điều trị ở bệnh viện tuyến dưới với chẩn đoán nhược cơ, yếu liệt toàn thân. Tuy nhiên, các bác sĩ tại đây không tìm thấy dấu hiệu bất thường và nghi ngờ nguyên nhân khác. Gần đây gia đình bệnh nhân nghe thông tin về việc ngộ độc Botulinum do ăn pate Minh Chay, người nhà mới cho biết bệnh nhân này cũng đã sử dụng pate Minh Chay trước đó nên bệnh nhân được chuyển lên Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy. Khoa Nội thần kinh đã ngay lập tức hội chẩn với Khoa Bệnh Nhiệt đới và xác định bệnh nhân này cũng bị ngộ độc Botulinum do ăn pate Minh Chay và chuyển qua khoa Bệnh nhiệt đới để điều trị.

Theo Tiến sĩ Hùng, trong 7 bệnh nhân ngộ độc Botulinum mà Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận điều trị đến thời điểm này chưa có bệnh nhân nào cai được máy thở và việc hồi phục khá khó khăn. Cùng với việc khó hồi phục sức cơ, việc thở máy kéo dài cũng khiến các bệnh nhân sẽ phải đối mặt nhiều nguy cơ biến chứng như tổn thương phổi, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, ảnh hưởng tim mạch, tiêu hóa…

"Người khá nhất đang tập cai máy thở được vài tiếng đồng hồ thì cũng phải thở máy lại. Có nghĩa là chưa có ai quay trở lại được cuộc sống bình thường. Tuy nhiên cũng chưa có ai bị mức độ nguy kịch về tính mạng cả. Cái khó khăn nhất đối với họ là vấn đề hồi phục hoạt động như bình thường có lẽ hơi xa, thời gian phải tính bằng tháng", ông Hùng chia sẻ.

Liên quan đến thuốc kháng độc Botulinum, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, thuốc kháng độc Botulinum do Tổ chức Y tế thế giới cung cấp đã về đến Việt Nam và trong thời gian ngắn nhất sẽ điều phối thuốc về các cơ sở đang điều trị. Các bác sĩ sẽ tổ chức hội chẩn, đánh giá trường hợp nào cần sử dụng thuốc giải độc. Nguyên nhân là thuốc giải chỉ có tác dụng tốt nhất trong tuần đầu tiên nhiễm độc. Trong khi đó, số lượng thuốc giải không nhiều, bệnh viện cần dự trù để điều trị cho trường hợp ngộ độc mới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm