Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch chồng dịch

Phương Anh

Thứ hai, 21/09/2020 - 19:37

(Thanh tra)- Ngày 21/9, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020, tại điểm cầu Bộ Y tế và điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: PV

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đại dịch COVID-19 đã lây lan rộng đến 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và toàn cầu, tác động tiêu cực đến tâm lý và đời sống người nhân và còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết mức độ ảnh hưởng nguy hại của dịch.

Bên cạnh đó, các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng, sởi vẫn ghi nhận số mắc cao, gây tăng gánh nặng trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ở khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và châu Mỹ La Tinh.

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, trên toàn cầu, kiểm soát dịch bệnh SXH đến nay vẫn là vấn đề nan giải vì chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Đến nay, Việt Nam đã từng bước kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm. Công tác phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 được thực hiện hiệu quả.

Tuy nhiên, bệnh SXH vẫn có số mắc cao, tăng cục bộ tại một số địa phương; ghi nhận nhiều ca bệnh bạch hầu tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và miền Trung, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng có hiệu quả, nhưng còn có hạn chế cần được giải quyết.

Dự báo trong cuối năm 2020 và đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, các bệnh dịch lưu hành trong nước có nguy cơ bùng phát thành dịch do thời tiết mùa Đông Xuân rất thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: PV

Báo cáo tại hội nghị về tình hình dịch bệnh SXH, bạch hầu và các hoạt động phòng, chống dịch đã triển khai, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, đến thời điểm hiện tại cả nước có 198 ca bệnh bạch hầu, chủ yếu mắc trong tháng 6 - 7. Trong đó, khu vực Tây Nguyên là 172 ca, miền Trung 22 ca, miền Nam 4 ca.

Riêng miền Bắc từ năm 2015 đến nay không có ca bệnh bạch hầu. Điều tra dịch tễ cho thấy, trong 198 trường hợp dương tính với virus gây bệnh bạch hầu (138 ca bệnh và 60 người lành mang trùng), trong đó 4 tử vong (Đắk Nông 2 ca, Gia Lai 1 ca, Kon Tum 1. So với cùng kỳ năm 2019 (41 trường hợp mắc, 33 tử vong) số mắc tăng 157 trường hợp, tử vong tăng 1 trường hợp. Số mắc tăng lên từ tháng 6 đến tháng 8, riêng khu vực Tây Nguyên tăng rõ rệt từ tháng 6 năm 2020.

Số ca mắc từ 3 tháng tháng đến 78 tuổi, phân bố rải rác ở các nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm 10-14 tuổi. Đáng nói có tới 161 ca bạch hầu không tiêm chủng (chiếm 81,3%), chỉ có 37 ca bệnh có tiêm chủng.

“Trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu, các ổ dịch tại khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, sau nhiều năm tích lũy số lượng không được tiêm chủng hoặc tiêm không đủ mũi, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống”, ông Đặng Quang Tấn nhận định.

Về dịch bệnh SXH, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 70.000 ca mắc SXH, tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2019. Số ca mắc SXH chủ yếu các ca mắc ở miền Nam chiếm 57%, miền Trung 32%, Tây Nguyên 6%, miền Bắc là 4%. Tuy nhiên, số ca mắc tăng cao từ tuần 30 trong năm và đang tiếp tục gia tăng. Hơn nữa, mùa mưa đang bắt đầu nên tình hình dịch thời gian tới có thể phức tạp hơn.

Trong 3 tuần gần đây, số ca mắc SXH có xu hướng gia tăng gần với ngưỡng cảnh báo dịch, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam gồm: Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Tây Ninh, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Để tăng cường phòng, chống dịch SXH trong thời gian tới, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị các đơn vị cần tiếp tục tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy đến hết năm, phun hóa chất chủ động các điểm có nguy cơ cao như trường học, chợ, bến xe, bệnh viện… Cùng với đó, tổ chức xử lý triệt để 100% ổ dịch được phát hiện, tăng cường giám sát véc tơ, xử phạt, tập huấn, đào tạo cho cán bộ y tế cơ sở, bố trí kinh phí sớm để phòng, chống dịch hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện mục tiêu kép - chủ động phòng, chống dịch, không để dịch chồng dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, không để dịch, bệnh lây lan.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, cuộc chiến chống dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của việc giám sát và phát hiện sớm ổ dịch để khoanh vùng, truy vết và dập dịch. Do đó, ngành Y tế cần phân tích kỹ lưỡng nguy cơ tình hình dịch từng khu vực, thành phố, tỉnh. Đây cũng là chiến lược trong phòng, chống và ứng phó các dịch bệnh khác.

Đồng thời, làm rõ những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân trong thời gian qua. Trên cơ sở phân tích này sẽ đề xuất các hoạt động trọng tâm, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động thông tin truyền thông, thông tin cho người dân để chủ động phòng dịch hiệu quả. Có biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng tiêm chủng mở rộng, xoá vùng lõm trong tiêm chủng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…

Phương Anh

20:59 22/11/2024
Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Phương Anh

20:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm