Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/09/2015 - 13:33
Là độc dược xếp nhóm B, song các loại dược phẩm, mỹ phẩm chứa corticoid đang tràn lan trên thị trường, trở thành vấn nạn đối với sức khỏe cộng đồng. Những người lạm dụng chất này đã bị hiệu ứng phản hồi gây biến chứng trong điều trị hoặc hủy hoại nhan sắc.
Mới 29 tuổi, chị Sa Ri đã mang gương mặt bà lão do corticoid
Những nhân chứng sống của thảm họa corticoid
Mặt bị nổi nhiều mụn trứng cá khi đang ở tuổi phát triển, hơn 1 năm trước, Nguyễn Tuấn A. (19 tuổi) sinh viên một trường đại học trên địa bàn TPHCM đã ra hiệu thuốc tây nhờ tư vấn để mua kem trị mụn. Tuấn A. được nhân viên nhà thuốc bán cho một tuýp dạng kem bôi ngoài da. Chỉ sau ít ngày dùng, mụn trứng cá giảm đi trông thấy. Sau hơn 2 tháng dùng loại kem trên, chàng thanh niên đã có làn da mịn màng.
Nhưng khi không còn dùng kem trị mụn thì cũng là lúc thảm họa giáng xuống, các nốt mẩn đỏ li ti xuất hiện, da mặt bắt đầu sần sùi, bỏng rát, rồi đến mụn bọc nổi đầy khắp mặt. “Về quê trong kỳ nghỉ hè, cả gia đình và làng xóm đều nghi em bị nhiễm HIV. Em đến bác sĩ da liễu kiểm tra thì mới biết mình đã sử dụng loại kem trị mụn chứa corticoid.”
Cùng với những khủng hoảng tinh thần, học hành sa sút, mất tự tin khi giao tiếp với mọi người, giấc mơ trở thành vũ công của chàng sinh viên trẻ cũng vụt tắt theo gương mặt “ma chê quỷ hờn”.
Mới đây, trường hợp người phụ nữ trẻ biến thành bà lão tại Bạc Liêu khiến nhiều người ngỡ ngàng, chị là Thạch Sa Ri (29 tuổi). Phóng viên đã có dịp tiếp cận “bà lão” bất đắc dĩ Sa Ri khi chị lên TPHCM điều trị, với hy vọng tìm lại dung nhan xưa. Qua thông tin từ Sa Ri được biết, khi chị đang mang thai tháng thứ 5 thì mặt có biểu hiện bị ngứa, nổi mẫn. Chị ra hiệu thuốc tây, và được dược sĩ được bán một tuýp dạng kem bôi ngoài da.
“Em mang về bôi trong vài tuần đầu thì thấy biểu hiện ngứa giảm rõ rệt, da còn láng mịn hơn. Nhưng khoảng 2 tháng sau, da mặt bắt đầu căng nóng và phù lên, dày cứng, biến dạng. Không chỉ hàng xóm dị nghị, em còn bị chồng xa lánh, mỗi khi đến gần anh ấy lại thốt lên: “Trời ơi, nhìn bà tôi sợ quá”.
“Chính em cũng sợ khuôn mặt dị thường của mình nên nhiều tháng nay, em không dám soi gương. Chỉ khi đến bác sĩ, em mới biết mình dã dùng phải loại kem bôi ngoài da chứa corticoid. Giờ chẳng biết phải làm thế nào để thoát khỏi cảnh này. Nhìn em cho con bú, người ta cứ tưởng bà lão mới sinh con.” Chị Sa Ri buồn rầu.
Tác hại khôn lường của corticoid
Hiện nay, dược phẩm, mỹ phẩm chứa corticoid đang được bán tràn lan trên thị trường nhưng không được kiểm soát. Ngoài những mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhái, kem trộn có chất này thì các loại dược phẩm chứa corticoid cũng được bán tràn lan không cần kê toa. Nạn nhân của corticoid không chỉ giới trẻ có nhu cầu làm đẹp mà còn có cả người bệnh.
BS Nguyễn Phúc Cẩm Anh, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược, TPHCM cho biết, corticoid là chất có tác dụng ức chế giúp chống viêm mạnh nên thường được sử dụng để điều trị dị ứng, chống viêm các loại. Corticoid được dùng trong dược phẩm dưới dạng bôi ngoài da, uống, tiêm bắp, tiêm mạch.
Tuy nhiên, đây là một loại độc dược, ngành y tế nước ta xếp corticoid vào nhóm độc dược bảng B có khả năng gây nhiễm độc, biến chứng, gây nghiện cho người dùng. Do đó, khi dùng phải theo toa của bác sĩ nếu lạm dụng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với biến chứng giảm khả năng miễn dịch gây nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, tiểu đường, cao huyết áp.
Cũng theo BS Cẩm Anh, ở lĩnh vực làm đẹp, khi sử dụng corticoid chỉ trong thời gian rất ngắn, người dùng đã có làn da trắng mịn màn, không tì vết, khiến không ít người nghĩ nó là thần dược. Tuy nhiên, cái đẹp ấy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bởi sau khi ngưng dùng, công dụng ức chế chống viêm lúc này bị phản tác dụng quay sang làm yếu hệ thống bảo vệ của da khiến da dễ bị các yếu tố từ môi trường tác động gây viêm da kích ứng, nổi mụn kịch phát, giãn mạch máu sâu trong da, gây chảy xệ, làn da không thể sinh sản đủ tế bào mới bù đắp cho các tế bào chết dẫn tới xù xì, đen sạm…
Đó là biểu hiện những tác hại phản hồi khi độc dược của corticoid tấn công người dùng. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, nhiều người thấy biểu hiện trên đã tiếp tục sử dụng sản phẩm dẫn tới lệ thuộc và nghiện loại độc dược corticoid. Việc cai nghiện corticoid còn khó hơn cả cai ma túy bởi người bệnh sẽ không chịu nổi những cảm giác ngứa, bỏng rát và đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần.
Khẳng định nếu dùng đúng thì corticoid sẽ là thần dược, nhưng dùng sai nó sẽ trở thành độc dược, BS Cẩm Anh khuyến cáo cộng đồng, phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định theo toa của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng. Những người có nhu cầu làm đẹp, không nên sử dụng các loại mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ vì hầu hết sản phẩm trên đều chứa hàm lượng lớn corticoid.
Theo Vân Sơn (Dân Trí)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương